Xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra do đâu?
Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cần những xét nghiệm nào?
Triệu chứng và nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Những yếu tố nguy cơ gây xuất huyết giảm tiểu cầu
Tìm hiểu về bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em
Thông thường, trẻ em từ 2-9 tuổi khi mắc xuất huyết tiểu cầu thường là bệnh cấp tính, ít khi phát triển thành mạn tính. Nhiều trường hợp tự khỏi mà không cần điều trị.
Tiểu cầu cùng với hồng cầu và bạch cầu là 3 loại tế bào chính trong máu. Chúng cũng là những cấu tử phi tế bào có kích thước rất nhỏ, đa hình dạng. Tiểu cầu có chức năng chính là tham gia vào quá trình đông máu, làm vững bền mạch máu, cầm máu khi thành mạch bị tổn thương lúc ban đầu.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, mỗi nhóm nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây ra.
Trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Một số nguyên nhân gây bệnh được xác định như: Nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…; Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách; Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp; Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…
Những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân thì được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (Idiopathic thrombocytopenic purpura - ITP).
Ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu, hệ miễn dịch gặp trục trặc. Các kháng thể sinh ra thay vì tấn công các tác nhân/vi sinh vật lạ lại quay sang phá hủy các tiểu cầu. Kết quả là, số lượng tiểu cầu lưu thông giảm đáng kể so với bình thường.
Thông thường, số lượng tiểu cầu dao động từ 150.000 – 400.000 tiểu cầu/mm3 máu. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm xuống dưới mức 150.000 tiểu cầu/mm3 máu thì được coi là xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu tiểu cầu giảm thấp, dưới 20.000 tiểu cầu/mm3, nguy cơ chảy máu sẽ tăng cao. Nếu tiểu cầu giảm xuống quá thấp – dưới 10.000 tiểu cầu/mm3 thì cần cấp cứu khẩn cấp do chảy máu trong có thể xảy ra dù bệnh nhân không gặp phải bất cứ chấn thương nào bên ngoài.
Bình luận của bạn