Nguyên nhân khiến móng chân chuyển màu thâm đen
Mẹo chữa nấm móng chân chỉ bằng 4 loại tinh dầu
Móng chân mọc ngược vào trong điều trị thế nào?
Móng chân bị bong liệu có mọc lại?
Nấm móng chân có thể chữa khỏi không?
Áp lực vật nặng
Và vào một vật nặng có thể làm cho các mạch máu ở dưới móng chân bị vỡ và tích tụ bên dưới. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến móng chân thay đổi màu sắc. Sự tích tụ máu có thể gây ra cảm giác đau đớn và phải mất khá nhiều thời gian thì vết thương này mới tự hồi phục được.
Lặp lại chấn thương
Móng chân thâm đen cũng có thể là kết quả của tình trạng chấn thương lặp đi lặp lại. Nếu bạn thường xuyên chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao đòi hỏi phải đặt rất nhiều áp lực lên ngón chân, vậy thì hiện tượng cục máu đông có thể hình thành, khiến móng chân sẫm màu. Những chiếc giày không hợp cỡ cũng khiến hiện tượng này thêm trầm trọng. Trong trường hợp nhẹ, bạn không cần can thiệp các biện pháp y tế mà chỉ đơn giản để cơ thể tự xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, móng chân có thể bị bật nếu không hạn chế vận động.
Nhiễm nấm móng chân
Móng chân thâm đen có thể là do sự phát triển của các loại nấm
Vấn đề vệ sinh và môi trường ẩm ướt có thể khiến nấm sinh trưởng dưới móng, khiến móng có màu đen và còn bốc mùi. Trong một số trường hợp, nấm ở bàn chân cũng có thể phát triển và lây sang phần móng, gây đổi màu móng. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ nếu nhận thấy móng chân chuyển thành màu xanh, vàng, nâu, tím hoặc thâm đen. Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm nấm. Trường hợp nhẹ có thể được giải quyết bằng các loại thuốc bôi. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng có thể cần điều trị bằng liệu pháp laser.
Ung thư da
Một số loại tế bào ung thư da có thể phát triển bất thường và chậm chạp dưới móng chân, khiến chúng tối màu. Do đó, nếu phát hiện móng chân chuyển màu một cách chậm chạp mà bạn không gặp chấn thương hay đau đớn gì, hãy nhanh chóng đi khám bác sỹ và thực hiện các xét nghiệm để phát hiện bệnh Ung thư da.
Bình luận của bạn