- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phòng ngừa nhiễm khuẩn khi mang thai sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé
8/10 mẫu tại tiệm bánh mỳ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
28 người ngộ độc vì bánh mì nhiễm khuẩn nguy hiểm
Những trái cây “đen” bà bầu nên tránh
Tại sao cần xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh?
Việc bị nhiễm khuẩn khi mang thai là rất nguy hiểm, vì có thể gây hại đến sức khỏe của cả thai phụ lẫn thai nhi. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có được sức khỏe tốt và đảm bảo mẹ tròn con vuông.
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Đặc biệt trong một số trường hợp: Sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thịt sống, trứng sống hoặc rau củ chưa được rửa sạch, trước khi làm bếp và dùng bữa, sau khi làm vườn hoặc tiếp xúc với bụi đất, sau khi thăm và tiếp xúc với người bệnh, sau khi dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi...
Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với trẻ, vì nước bọt hay nước tiểu của chúng thường có chứa virus. Những loại virus này có thể không làm hại trẻ, nhưng chúng có thể rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
2. Nấu chín thức ăn
Khi chế biến các loại thịt, bạn cần nấu kỹ cho tới khi không còn thấy màu hồng bên trong. Không nên ăn xúc xích, thịt hộp, hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt được bày bán ở cửa hàng khi chưa được đun nóng cẩn thận. Vì những loại thịt chưa được nấu kỹ và các loại sản phẩm chế biến sẵn từ thịt có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Tránh những sản phẩm chưa được tiệt trùng
Những loại sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng thường chứa những loại vi khuẩn gây hại. Không nên ăn phô mai mềm nếu chưa được tiệt trùng.
4. Không nên tiếp xúc hoặc thay ổ cho mèo, chó
Ổ của mèo hoặc chó có thể chứa những ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, phân mèo chứa vi khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, nếu phải tự vệ sinh và thay ổ cho mèo, chó, bạn cần mang găng tay và rửa tay thật sạch ngay sau đó.
5. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Như HIV, viêm gan siêu vi B và bảo vệ cơ thể bạn trước những căn bệnh này. Một số người nhiễm virus HIV, viêm gan siêu vi B hoặc bệnh lây qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng bệnh lý rõ rệt.
Việc nhận biết được bạn có bị nhiễm một trong các loại bệnh trên hay không là vô cùng quan trọng. Nếu thực sự bạn bị nhiễm một trong các loại bệnh trên, hãy trao đổi với bác sỹ về việc làm cách nào để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
6. Trao đổi với bác sỹ về việc tiêm chủng vaccine phòng bệnh
Một vài loại vaccine được chỉ định tiêm chủng vào thời điểm trước khi bạn mang thai, trong thời gian mang thai và ngay sau khi sinh nở. Việc tiêm chủng vaccine vào đúng thời điểm có thể giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý và những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ sau này.
7. Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm
Bạn cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh dễ lây, như người mắc bệnh thủy đậu, người mắc bệnh rubella, trong trường hợp bạn chưa bị hoặc chưa tiêm chủng vaccine ngừa các loại bệnh này trước đó.
Bình luận của bạn