- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Tiêm vaccine là cách đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng bệnh sởi
Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ có phải bị bệnh sởi?
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ: Đừng nhầm với cảm lạnh hay sốt phát ban!
Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ có phải bị bệnh sởi?
Đã tiêm phòng sởi vẫn có thể mắc bệnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bạn vẫn có thể mắc bệnh sởi dù đã tiêm phòng. Khoảng 3% các trường hợp đã tiêm đủ 2 liều vaccine sởi có thể sẽ bị sởi nếu tiếp xúc với người nhiễm virus. Theo CDC, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao một số người đã được tiêm phòng vẫn mắc bệnh, nhưng có thể là do hệ thống miễn dịch của họ không đáp ứng đúng với vaccine. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, các triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn.
Có một số ít trẻ đã tiêm phòng sởi vẫn mắc bệnh
Tại sao trẻ em cần tiêm đủ 2 mũi MMR?
Trong các thử nghiệm ban đầu về vaccine sởi, mũi tiêm có hiệu quả 98 - 99% trong việc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi. Tuy nhiên, trên thực tế, vaccine sởi chỉ có hiệu quả bảo vệ 92 - 93% với trẻ em. Chính bởi vậy, CDC khuyến nghị trẻ em nên được tiêm 2 liều vaccine sởi.
Theo Tiến sỹ William Schaffner - Giáo sư về Y tế dự phòng và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee (Mỹ): "Đây không phải là vaccine sởi tăng cường, đây là liều bổ sung cho những người không được bảo vệ sau lần tiêm đầu tiên".
Tại sao trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng sởi?
Nếu một phụ nữ mang thai đã được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc bị sởi, cô ấy sẽ truyền kháng thể chống lại virus cho con qua nhau thai. Hình thức miễn dịch này được gọi là miễn dịch thụ động. Khi em bé được sinh ra, khả năng miễn dịch thụ động này sẽ được duy trì trong khoảng 6 đến 8 tháng đầu đời.
Nếu trẻ sơ sinh được tiêm sởi, quai bị và rubella (MMR) trong giai đoạn này, vaccine sẽ không phát huy hết công dụng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch chống lại virus. Bởi vậy, phải đợi cho đến khi miễn dịch thụ động mà trẻ nhận được từ mẹ mất đi mới tiêm vaccine cho trẻ. Đó là lý do vì sao liều vaccine MMR đầu tiên thường được tiêm cho trẻ từ 12 tháng trở lên. Ở một số khu vực đang có dịch, liều đầu tiên được khuyến cáo tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh thường được truyền kháng thể chống lại virus sởi từ mẹ
Trong khoảng thời gian giữa 2 lần tiêm, trẻ có được bảo vệ để chống lại bệnh sởi?
Một đứa trẻ có thể được bảo vệ sau khi tiêm liều vaccine thứ nhất, nhưng sự bảo vệ này không phải là 100%. Một liều có thể có hiệu quả bảo vệ khoảng 95%. Tuy nhiên, với một căn bệnh dễ lây lan như sởi thì hiệu quả bảo vệ đến gần 100% có thể là một mục tiêu quan trọng. Tiêm đủ 2 mũi có hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi khoảng 97%.
Hiệu quả của vaccine sởi có kéo dài suốt đời?
Theo CDC, nếu bạn được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi khi còn nhỏ thì bạn có thể được bảo vệ trọn đời. Bạn cũng ít có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn được tiêm ít nhất 1 liều vaccine sởi khi đã trưởng thành hoặc đã mắc bệnh sởi.
Nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi thì bạn ít có nguy cơ mắc bệnh
Tiêm vaccine sởi khi nào là quá muộn?
Không bao giờ là quá muộn để chủng ngừa sởi. Nếu bạn không được tiêm vaccine sởi khi còn nhỏ và không mắc bệnh sởi, bạn nên tiêm phòng ngay. Nếu bạn không chắc chắn liệu mình đã được tiêm phòng hay chưa, hãy đến gặp bác sỹ để được kiểm tra.
Bệnh sởi lây lan như thế nào nếu hầu hết mọi người được tiêm phòng?
Bệnh sởi có thể lây lan ngay cả trong một quần thể đã được tiêm phòng vì virus này rất dễ lây truyền. Khi virus được phát tán, nó có thể lây lan cho những người dễ mắc bệnh như trẻ còn quá nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch, người đang trải qua hóa trị liệu...
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm (Mỹ) cho thấy rằng ít nhất 95% dân số cần phải được tiêm phòng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi. Chỉ cần một nhóm người dễ mắc bệnh hoặc cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp cũng có thể khiến bệnh sởi bùng phát.
Bệnh sởi rất dễ lây lan
Virus sởi có thể biến đổi và làm cho vaccine kém hiệu quả?
Mặc dù các loại virus như virus cúm và HIV liên tục biến đổi nhưng virus sởi thì không bị thay đổi nhiều. Rất khó có khả năng virus sởi bị biến đổi và làm cho vaccine kém hiệu quả. Theo giáo sư Schaffner: "Virus gây bệnh sởi ngày nay là cùng loại với virus gây bệnh sởi trước đây".
Theo thông tin được đăng trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm, các vaccine sởi được lưu hành trong những năm 1950 và 1960 vẫn có tác dụng chống lại các phiên bản của virus sởi hiện nay.
Bình luận của bạn