Khi có sự chèn ép lên các dây thần kinh, bệnh nhân sẽ cảm thấy tê và lạnh ở các chi, mỏi các cơ tay
Loạn cảm dây thần kinh do thuốc trám tủy
Nhổ gần hết 2 hàm răng mới biết răng không bị sao
Ðau dây thần kinh liên sườn do đâu?
5 cách tự nhiên giúp bạn vui sống với đau lưng
Xung quanh cột sống vùng cổ gáy tập trung rất nhiều mạch máu để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho não. Vì vậy, những triệu chứng chèn ép dây thần kinh phần lớn dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho phần sọ não và gây rối loạn tuần hoàn máu não.
Những triệu chứng chính khi dây thần kinh bị chèn ép:
Đau đầu kinh niên, chóng mặt (thậm chí ngất xỉu) Huyết áp không ổn định Mất định hướng khi di chuyển, đi không vững Giảm thị lực Giảm thính lực, ù tai Sâu răng và những rối loạn nha khoa khác Giọng nói bị thay đổi (đôi khi nói bị khàn…) Ngủ ngáy - đây là triệu chứng của bệnh căng cơ cổ mạn tính |
Khi có sự chèn ép lên các dây thần kinh, bệnh nhân sẽ cảm thấy tê và lạnh ở các chi, mỏi các cơ tay. Dây thần kinh bị chèn ép sẽ kích thích cơn đau ở phần đốt sống cổ, sự co thắt ở phần họng, sự yếu dần đi của phần da trên đầu, đau răng (nha sỹ có thể không thể tìm được nguyên nhân gây đau răng của bạn, vì rất có thể nó được xuất phát từ dây thần kinh cổ). Cơn đau có thể lan đến vai và các cánh tay và đau dữ dội hơn, hoặc là sẽ giảm đi khi chúng ta cử động tay hoặc quay cổ. Những cơn đau nặng có thể dẫn đến choáng váng đầu và buồn nôn.
Phương pháp điều trị khi bị dây thần kinh chèn ép thông thường là: Uống thuốc chống viêm không steroid NSAIDs như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen; Liệu pháp tiêm Corticosteroid vào các vùng mô mềm và khớp; Phẫu thuật cột sống...
Bên cạnh đó, người bệnh có thể điều trị dây thần kinh chèn ép theo những phương pháp tự nhiên bao gồm:
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Collagen là một chất keo dính có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Có thể so sánh collagen giống như những lớp xi măng dùng để xây dựng lên một ngôi nhà, nếu thiếu xi măng thì ngôi nhà khó có thể hoàn thiện được. Điều đó có thể lý giải vì sao khi dây thần kinh bị chèn ép, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu collagen như: Nước hầm xương, thịt gà, cà chua, rau lá xanh đậm, đậu đũa, đậu nành, quả việt quất, các loại quả giàu vitamin C…
Bên cạnh đó, ăn thêm thực phẩm giàu omega-3 như: Cá hồi tự nhiên, thịt gia súc/gia cầm hữu cơ, hạt chia, hạt lanh… để kiểm soát viêm và giảm thiểu những ảnh hưởng của lão hóa.
Bạn cũng có thể nhận được chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm thông qua các loại rau củ quả hữu cơ, các loại thảo mộc như nghệ, tỏi và gừng. Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều chất xơ để kiểm soát sự thèm ăn cũng như cung cấp nhiều vitamin quan trọng, chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bởi lẽ, béo phì và thừa cân có thể tăng thêm áp lực cho các dây thần kinh và khiến bạn đau đớn hơn. Nên hạn chế ăn đường, nước ngọt, thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế…
Thực hành Egoscue
Egoscue là một hình thức vật lý trị liệu có thể giúp bạn khôi phục tư thế đúng
Một học viên Egoscue sẽ phải tuân theo một kế hoạch tập thể dục tùy chỉnh theo từng tình trạng bệnh cụ thể. Các bài tập có thể giúp họ khôi phục lại tư thế đúng vì một tư thế sai, không phù hợp có thể gây thêm căng thẳng lên các dây thêm kinh.
Thực hiện Prolotherapy
Prolotherapy là một hình thức tái tạo dây chằng không phẫu thuật, được sử dụng để điều trị đau mạn tính, bao gồm: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm gân, đau lưng, đau xơ cơ và các chấn thương trong thể thao. Prolotherapy sử dụng loại đường dextrose hòa tan vào nước và tiêm vào các dây chằng bị tổn hại. Dung dịch đường cô đặc được sử dụng để kích thích chứng viêm cục bộ, cơ thể chữa lành và trợ giúp các vùng bị thương tổn. Thông thường, bạn cần phải làm về 3 - 8 lần tiêm và nên làm lạnh vùng tiêm sau mỗi lần điều trị
Prolotherapy nhắm tới việc tiêm chính xác vào những vị trí đảm nhận việc kết nối, gây ra chứng viêm, qua đó làm cho cơ thể có khả năng tái tạo mô lành mạnh và vững chắc. Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân không nên uống thuốc chống viêm, bởi vì chúng có thể sẽ ức chế phản ứng viêm.
Các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ điều trị bệnh cơ xương khớp dễ bị hao hụt thông qua quá trình sơ chế, chế biến. Do vậy, bổ sung dưỡng chất thông qua thực phẩm chức năng là điều không thể thiếu để giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy làm lành các mô, bao gồm: Tinh bột nghệ và gừng; Bromelain (chiết xuất từ cây dứa); Acid béo omega-3; Nước hầm xương (chứa loại 2 collagen, glucosamine, chondroitin và acid hyaluronic hỗ trợ sửa chữa mô tối ưu); Collagen bò; Các hợp chất chống oxy hóa như resveratrol, trà xanh, đông trùng hạ thảo, chiết xuất quả mọng…
Bình luận của bạn