Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể
Không lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Những điều cần lưu ý khi bị sốt phát ban ở người lớn
Nhiều người chết vì sốt xuất huyết, người dân vẫn thờ ơ
Bạn đã biết phân biệt sốt siêu vi, sốt phát ban và sốt xuất huyết?
Sốt – phản ứng tự nhiên của cơ thể
Sốt được chứng minh giúp kích thích quá trình sản xuất kháng thể của hệ miễn dịch, làm tăng khả năng loại bỏ độc tố. Sốt tác động nhiều đến cơ thể qua việc kích thích sự tuần hoàn máu và bạch huyết, vận chuyển lympho bào, globulin miễn dịch... để chống lại nguyên nhân gây bệnh.
Trong khi bị sốt, cơ thể sẽ huy động tối đa năng lượng để chống tác nhân gây bệnh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và cần thời gian hồi phục.
Khi nhiệt độ cơ thể vượt trên 39 độ C ở người lớn và 38,5 độ C ở trẻ em thì cần uống thuốc hạ sốt.
Thảo dược trong điều trị sốt
Sự toát mồ hôi giúp giảm nhiệt độ cơ thể bằng các tăng tiết mồ hôi và giải độc cho cơ thể. Các chất kích thích tuần hoàn làm tăng lưu lượng máu đến da và tăng cường thoát mồ hôi.
Những loại thảo mộc như cây liễu, cây râu dê, cây táo gai đen, vót châu Âu, bạch dương, thăng ma… thường có chứa những phái sinh của acid salicylic và thường được gọi là “aspirin thảo dược”. Các chất bổ sung từ thảo dược có thể tác động đến cơ thể thông qua hoạt động chống vi khuẩn, kích thích hệ miễn dịch và giúp loại bỏ độc tố.
Nhiều loại thảo dược có tác động tích cực trong điều trị sốt
Trong khi asprin và hóa chất liên quan có ảnh hưởng tương đối tiêu cực đến dạ dày (gây chảy máu nội tạng), salicin được tìm thấy trong những loại thảo mộc này tuy không mạnh bằng acid acetylsalicylic (aspirin) nhưng có thể hoạt động như một chất ức chế viêm.
Các loại thảo mộc có chứa salicin (các loại thảo mộc tương tự aspirin) không nên dùng để điều trị sốt ở trẻ em hoặc những người bị dị ứng với aspirin. Có một số các loại thảo mộc khác không chứa salicin nhưng vẫn có hiệu quả điều trị sốt.
Nên theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và nhờ sự trợ giúp y tế kịp thời.
- Trẻ < 3 tháng tuổi và có sốt.
- Trẻ từ 3-6 tháng có sốt lên đến 38,9 độ C kèm theo cáu gắt bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu; Trẻ từ 3-6 tháng tuổi có sốt từ 38,9 độ C
- Trẻ từ 6-24 tháng tuổi có sốt trên 38,9 độ C kéo dài >1 ngày nhưng không có triệu chứng khác.
- Trẻ từ 2-17 tuổi có sốt lên đến 38,9 độ C; Cáu gắt bất thường, thờ ơ và khó chịu.
- Trẻ từ 2-17 tuổi có sốt trên 38,9 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
- Người lớn có sốt nhưng không đáp ứng thuốc điều trị. Sốt liên tục 39,4 độ C hoặc liên tục trong 3 ngày.
Cần đi khám cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ em bị sốt sau khi bị bỏ trong ô tô nóng hoặc sốt không đổ mồ hôi, đau đầu dữ dội, co giật, đau cổ, lú lẫn.
Với người lớn, cần đi khám cấp cứu ngay nếu thấy bất cứ triệu chứng đáng lo ngại, khác thường và bất thường nào.
Bình luận của bạn