- Chuyên đề:
- Suy tim
Bạn đã biết các dấu hiệu suy tim cấp nguy hiểm?
Ăn kiêng siêu tốc ảnh hưởng thế nào tới tim của bạn?
Làm sao giảm muối trong chế độ ăn khi bị suy tim sung huyết?
Bệnh suy tim: Tip chăm sóc sức khỏe từ các chuyên gia tim mạch
Bị suy tim: Khi nào nên gọi cho bác sỹ, khi nào nên đi viện?
Các yếu tố nguy cơ gây suy tim cấp
Có nhiều yếu tố có thể kích hoạt cơn suy tim cấp, tuy nhiên dưới đây là 3 yếu tố thường gặp nhất:
Ăn quá nhiều natri: Ăn nhiều natri (muối) là yếu tố kích hoạt suy tim cấp phổ biến nhất. Nguyên nhân là do nếu bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bị giữ nước khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Tốt hơn hết, người bệnh suy tim không nên ăn quá 2.000mg natri/ngày để phòng ngừa suy tim cấp cũng như các biến chứng suy tim nguy hiểm khác.
Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ suy tim cấp
Để giảm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Người bệnh suy tim cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào vì một số thuốc có thể chứa nhiều natri.
Tập thể dục, vận động quá sức: Tập thể dục vừa phải rất tốt cho người bệnh suy tim, tuy nhiên tập luyện quá sức lại có thể làm tăng áp lực cho trái tim của bạn. Hãy chú ý tới các dấu hiệu như thở dốc, đau tức ngực, chóng mặt… Các dấu hiệu này cho thấy bạn đang vận động quá mức và cần ngừng tập luyện.
Tập thể dục quá sức có thể làm tăng áp lực lên trái tim
Không uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ: Không uống đủ liều, không uống thuốc đúng giờ đều có thể là yếu tố kích hoạt cơn suy tim cấp. Tốt hơn hết người bệnh suy tim nên dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Các dấu hiệu suy tim cấp
Nếu bị suy tim, bạn nên chú ý tới từng thay đổi nhỏ nhất của cơ thể. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim cấp:
Tăng cân đột ngột: Tăng hơn 1,4kg trong vòng 2 - 3 ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim cấp. Tăng cân là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích tụ chất lỏng do tim không làm việc hiệu quả.
Các dấu hiệu như đau tức ngực nghiêm trọng, khó thở, nhịp tim nhanh, suy yếu đột ngột… cũng có thể cảnh báo suy tim cấp. Tốt hơn hết, nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên đi cấp cứu ngay.
Cách phòng ngừa suy tim cấp
Suy tim cấp có thể được phòng ngừa bằng cách tránh các yếu tố kích hoạt. Tốt hơn hết, bạn nên:
Chú ý tới các triệu chứng: Báo cáo ngay với bác sỹ khi nhận thấy mình bị tăng cân, khó thở, ăn kém ngon, sưng phù chân… Các dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng bệnh suy tim tiến triển nặng.
Ăn uống lành mạnh, tập thể dục vừa sức: Bạn nên hạn chế natri trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về những bài tập phù hợp với tình trạng suy tim của bạn. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn đi bộ, đạp xe, bơi lội hay tập yoga… đều đặn để kiểm soát suy tim tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Webmd)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau thắt ngực cho người bị suy tim.
Bình luận của bạn