Tập yoga có giúp cải thiện tình trạng bệnh rung nhĩ?

Người bệnh rung nhĩ có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, khó thở…

Tại sao huyết áp thấp nhưng tim lại đập nhanh?

Nhịp nhanh thất là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Tim đập nhanh ở phụ nữ mãn kinh điều trị như thế nào?

Đánh trống ngực sau khi ăn: Hãy cẩn thận với các thực phẩm sau

Bệnh rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp. Trên thực tế, căn bệnh này phổ biến tới mức chỉ tính riêng tại Mỹ và châu Âu, cứ 4 người lại có 1 người bị rung nhĩ. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Tim mạch (châu Âu), bệnh rung nhĩ có thể dẫn tới đột quỵ trong khoảng 20 - 30% trường hợp, làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp nhất

Các triệu chứng bệnh rung nhĩ bao gồm: Tim đập nhanh, tim đập không đều, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, chóng mặt… Tất cả các triệu chứng này đều có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. TS.BS. Naresh Sen, tác giả nghiên cứu cho biết: “Các triệu chứng rung nhĩ có thể đến rồi đi, khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, thấp thỏm, làm giảm chất lượng cuộc sống bình thường của họ”.

Do tỷ lệ mắc bệnh rung nhĩ đang có xu hướng tăng cao, các nhà khoa học cũng xem xét các lựa chọn hỗ trợ điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tập yoga tới bệnh rung nhĩ

Các nhà khoa học châu Âu đã tiến hành nghiên cứu trên 538 người bệnh rung nhĩ trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2017. Những người tham gia đều không tập yoga trong vòng 12 tuần đầu nghiên cứu. Trong 16 tuần tiếp theo, họ được hướng dẫn tập các tư thế yoga, các kỹ thuật thở đều đặn 30 phút/ngày.

Người bệnh cũng được yêu cầu tự theo dõi các triệu chứng rung nhĩ, đo nhịp tim và huyết áp hàng ngày, đồng thời trả lời khảo sát về mức độ lo lắng, trầm cảm, tâm trạng của mình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn tập yoga, trung bình người bệnh chỉ trải qua 8 cơn rung nhĩ (với các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, khó thở…) thay vì 15 cơn trong giai đoạn không tập luyện. Tập yoga cũng giúp người bệnh rung nhĩ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả hơn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, TS.BS. Naresh Sen khuyến khích người bệnh rung nhĩ nên thực hiện thói quen tập yoga thường xuyên, bên cạnh việc duy trì điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Các chuyên gia tin rằng tập yoga thường xuyên có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm thiểu tần suất các cơn rung nhĩ khó chịu.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch