Giảm tiểu cầu có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Xét nghiệm máu thấy tiểu cầu giảm nhanh có nghĩa là gì?
Muốn hiến máu cần những điều kiện gì?
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị thoái hóa khớp gối
Đồng tính, song tính đều có thể hiến máu
Tiểu cầu là gì?
Máu là “tổ chức” di động được tạo nên từ các thành phần là tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Các tế bào hồng cầu đóng vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể, các tế bào bạch cầu có vai trò “tiêu diệt” các tác nhân gây nhiễm trùng và đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, cầm máu
Các tế bào tiểu cầu tham gia vào quá trình đông và cầm máu. Đối với trường hợp vết thương nhỏ, tiểu cầu sẽ nhanh chóng tạo nút tiểu cầu, bịt kín nơi chảy máu và “kích hoạt” chuỗi phản ứng đông cầm máu. Người bình thường có khoảng 150.000 – 300.000 tiểu cầu/mm3 máu. Tiểu cầu có đời sống trung bình từ 3 – 5 ngày.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu tiểu cầu
Thiếu tiểu cầu xảy ra với những người bị các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng (sốt rét...), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi...); Các bệnh có lách to (xơ gan, cường lách); Các bệnh tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp); Các bệnh về máu (suy tủy xương, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư nơi khác xâm lấn vào tủy xương, thiếu máu tiêu huyết tự miễn...).
Thiếu tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?
Thiếu tiểu cầu có thể gây ra rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da, khu trú một vài nơi hoặc rải rác khắp người, xuất huyết các bộ phận khác trong cơ thể như chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...
Xuất huyết giảm tiểu cầu (Ảnh minh họa)
Ở trẻ em, do cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên bất cứ tổn thương nào cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Thiếu máu, thiếu tiểu cầu ở trẻ có thể dẫn đến suy kiệt, đình trệ quá trình điều trị, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bình luận của bạn