Trẻ bị thiếu acid folic có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh
Dùng thuốc động kinh ở trẻ cần lưu ý những gì?
Thuốc động kinh giúp bảo vệ thị lực ở bệnh nhân đa xơ cứng
Chuyện động trời: Chữa "bách bệnh" bằng thuốc động kinh!!!
Bệnh tim, trĩ, chết sớm chỉ vì... lười vận động!
Acid folic (vitamin B9) là một vitamin nhóm B tan trong nước, là điều kiện cần thiết để sửa chữa DNA, phân chia tế bào và góp phần vào sự tăng trưởng của tế bào bình thường. Phụ nữ thiếu acid folic trong khi mang thai có liên quan đến dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Người lớn thiếu acid folic sẽ thiếu bạch cầu và tổn thương thần kinh ngoại biên. Thiếu acid folic cũng là nguyên nhân khiến cho nguy cơ tim mạch tăng cao.
Theo PGS.TS.DS Darrell Hulisz - chuyên gia thần kinh lâm sàng, Trung tâm Y tế Case, bang Ohio, Mỹ cho biết: Một số loại thuốc chống động kinh AED có khả năng làm giảm mức độ acid folic của cơ thể bằng việc ảnh hưởng đến hoạt động của gan và ức chế hấp thu loại vitamin có lợi này. Do đó, những bệnh nhân đang phải uống thuốc chống động kinh cần lưu ý bổ sung acid folic để tránh mang bệnh, đặc biệt là những Phụ nữ mắc chứng động kinh đang có dự định mang thai.
Liều lượng cần thiết cho Phụ nữ mang thai và dự định mang thai là 0,4 - 0,8mg acid folic mỗi ngày, kéo dài trong ít nhất trước khoảng một tháng khi dự định thụ thai, nếu có thể. Tuy nhiên, nếu chị em bị mắc bệnh động kinh hoặc có tiền sử dị tật ống thần kinh, liều lượng phải tăng lên 4mg/ngày.
Thuốc chống co giật còn làm tăng nồng độ men gan như phenytoin, carbamazepine, primidone và phenobarbital cũng có khả năng làm giảm nồng độ folate và acid valproic (loại acid cần cho trao đổi chất folate). Một số loại thuốc AED khác như oxcarbazepine, lamotrigine và zonisamide không làm thay đổi nồng độ folate trong cơ thể.
Do đó, TS. Hulisz khuyến cáo các bệnh nhân động kinh nên uống thêm thực phẩm chức năng bổ sung acid folic hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Bình luận của bạn