Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách chữa đột quỵ mới
Đột quỵ: 3 lời khuyên phòng ngừa căn nguyên
Cảnh giác với đột quỵ tái phát
Những cách đơn giản hỗ trợ tim và ngừa đột quỵ
Các cách phục hồi não sau đột quỵ
Theo GS Takayoshi Shimohata - Viện Nghiên cứu Não, Đại học Niigata, hiện nay, phương pháp điều trị đột quỵ được cho là hiệu quả nhất là sử dụng thuốc có tên là chất hoạt hóa plasminogen mô. Tuy nhiên, chỉ có một số ít bệnh nhân được hưởng lợi từ phương pháp điều trị này bởi nó chỉ có tác dụng trong vòng 4 - 5 tiếng sau khi đột quỵ xảy ra. Ngoài ra, phương pháp này cũng đặt người bệnh trước nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như vỡ mạch máu, xuất huyết.
GS Shimohata và cộng sự đã phát hiện ra progranulin - một loại protein có sẵn trong cơ thể. Họ cho rằng progranilin có thể bảo vệ các tế bào thần kinh trong não và ngăn chặn tình trạng viêm cũng như các biến chứng do điều trị đột quỵ như xuất huyết và phù nề.
Cuộc thử nghiệm trên động vật cho thấy việc kết hợp điều trị bằng các chất hoạt hoá plasminogen mô và progranulin có thể ngăn ngừa biến chứng cũng như làm giảm sưng.
GS Shimohata cho biết, nếu phát hiện này được áp dụng trong thực tiễn, cách điều trị bằng chất hoạt hoá plasminogen mô sẽ trở nên khả thi đến tám tiếng đồng hồ từ lúc khởi phát đột quỵ.
Với sự hỗ trợ của một cơ quan nhà nước, nhóm đã tiến hành nghiên cứu chung với một nhà sản xuất thuốc nội địa trong năm 2014. Năm đến sáu năm thử nghiệm lâm sàng được coi là cần thiết trước khi các điều trị có thể được thực hiện phổ biến, theo nhận định của nhóm.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn bản mới nhất của Tạp chí British Brain Journal.
Bình luận của bạn