Tìm ra cách xoá sổ bệnh cảm cúm trong tương lai?

Ngăn ngừa cảm cúm mà không cần phải tiêm vaccine

Khi cha mẹ vô tình làm con bệnh nặng hơn

Phòng tránh bệnh cúm khi chuyển mùa

Uống nước lạnh có hại cho sức khỏe

Đóng cửa nhà máy thuốc vì phát hiện có vi khuẩn gây viêm phổi cấp

Tác giả của nghiên cứu này, PGS. Jacob Yount tới từ Khoa Nhiễm khuẩn và Miễn dịch tại Đại học bang Ohio (Mỹ) cho hay: "Thuốc chủng ngừa cúm cần phải thay đổi mỗi năm vì virus không ngừng biến đổi. Những gì chúng tôi đang làm là nhắm mục tiêu tạo ra một loại có thể tác động lên bất cứ dòng virus cụ thể nào".

Qua những nghiên cứu trên các tế bào của cả chuột và người, các nhà khoa học nhận thấy quá trình sản sinh ra protein không chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm cúm mà còn ngăn chặn hoàn toàn việc nhiễm virus. Họ bắt đầu sử dụng loại thuốc thử nghiệm này để thực hiện chiến lược phòng chống cúm ở chuột.

"Phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa chúng tôi mới dám khẳng định con người có thể sử dụng loại thuốc này hay không. Nếu không may có một đợt bùng phát đại dịch cúm như năm 2009, chúng tôi hình dung nghiên cứu này sẽ giúp rất nhiều người, nhất là những người thể trạng dễ bị lây nhiễm. Loại thuốc này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng trước khi bị nhiễm virus nhờ cơ chế ngăn chặn các tế bào nhiễm virus ngay từ đầu", anh Jacob Yount khẳng định.

Phương pháp này dựa trên nền tảng nâng cấp một loại protein có tên gọi IFITM3 (phát âm là Ai-phít-em-3), thường được sản sinh ra rất nhiều sau khi một người bị cảm cúm. Cơ chế hoạt động của IFITM3 là bẫy virus và ngăn không cho chúng phát triển.

Công trình này được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ. Đồng tác giả với Jacob Yount là Nicholas Chesarino và Temet McMichael, cả hai đều là sinh viên Đại học bang Ohio.

Triệu chứng cảm cúm

Các triệu chứng thường thấy của bệnh cảm cúm thường ở dạng: Sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39 - 40 độ C ngay ngày đầu, kéo dài 3 - 5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón...

Phòng cảm cúm

Khi vừa phát hiện ra bệnh, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền.
Khi phát hiện bệnh nặng, nên cách ly để tránh lây cho người khác.
Khi tiếp xúc với bệnh nhân nên mang khẩu trang để không bị lây bệnh.
Khi bệnh lan tràn thành dịch, cần tạm thời đóng cửa các trường học, không tổ chức các buổi tập trung đông người.
Dùng các biện pháp dự phòng đặc hiệu: Kháng virus, interferon, vaccine…

Biết Tuốt H+ (Theo OSU)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp