Hướng điều trị mới cho bệnh bụi phổi silic

Bệnh bụi phổi silic là căn bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi

Statin làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi

Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị ung thư phổi được thử nghiệm tại Anh

Mùi tây có thể tiêu diệt 86% tế bào ung thư phổi

Phụ nữ giàu dễ chết vì ung thư phổi

Bệnh bụi phổi silic là một bệnh phổi tiến triển, gây suy nhược cơ thể và không thể chữa khỏi. Đây là kết quả của việc sau nhiều năm hít phải một lượng lớn tinh thể silic (silicon dioxide) - một hợp chất được tìm thấy trong đá, đất sét và cát.

Mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Louisville hy vọng khám phá của họ sẽ tăng tốc độ phát triển của các phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư phổi do hít phải tinh thể silic.

Cụ thể, trong nghiên cứu của mình, họ nhận thấy ở những con chuột phát triển các khối u phổi tự phát khi tiếp xúc với tinh thể silic sẽ làm tăng tốc độ phát triển của khối u. Họ cũng nhận thấy điều này xảy ra ở những con chuột được cấy ghép với các khối u phổi của con người.

Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn, họ thấy rằng sự tiếp xúc với silic tạo ra một phân tử gọi là leukotriene B4 (LTB4), giúp điều chỉnh tình trạng viêm, đặc biệt là ở phổi. Các phân tử hoạt động bằng cách liên kết với một thụ thể gọi là BLT1. Khi các nhà nghiên cứu lấy ra thụ thể BLT1 ở chuột, LTB4 có tác dụng bảo vệ đáng kể khả năng tăng trưởng khối u bị thúc đẩy bởi sự tiếp xúc với silic.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả có được có thể trỏ đến các mục tiêu điều trị mới cho bệnh bụi silic hai lá phổi và ung thư phổi liên quan đến tinh thể silic.

Haribabu Bodduluri – Tác giả nghiên cứu, giáo sư về vi sinh học và miễn dịch học cho biết: "Chúng tôi tin rằng đây là một bước tiến quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về cách tiếp xúc với môi trường làm thay đổi cách thức sự tiến triển của ung thư phổi. Chúng tôi hy vọng những thông tin mới này sẽ giúp ích trong việc phát triển nhanh hơn các phương pháp điều trị mới các bệnh nan y hiện nay".

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications.

Con người có thể hít phải tinh thể silic khi làm những công việc bao gồm khai thác đá, khai thác mỏ, đá xây dựng, xây dựng đường, gốm, đường hầm và khoan đá. Tại Mỹ, khoảng 2 triệu người đang có khả năng tiếp xúc với bụi silic vì công việc của họ. Với sự phát triển chung của thế giới, công nghiệp hóa nhanh chóng, điều kiện làm việc và bảo hộ lao động chưa được tốt thì con số này có thể lên đến hơn 10 triệu người.

Khi tinh thể silic xâm nhập vào phổi, chúng sẽ “ở lỳ” trong phổi và tiếp tục phát triển. Mặc dù cơ thể cố gắng để thoát khỏi các hạt silic bằng cách sử dụng các đại thực bào có tác dụng để tiêu diệt chúng. Nhưng không may, silic tinh thể giết chết các đại thực bào, gây viêm các mô phổi, sau cùng có thể dẫn đến ung thư.

Tinh thể silic dưới dạng hít bằng đường thở được công nhận là một chất gây ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau, kể cả Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư và các chương trình độc học Quốc gia Hoa Kỳ.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp