Có thực cứ ung thư là hết cơ hội sống?
Ăn nhiều đậu phụ, mầm đậu nành gây ung thư vú?
Nếu muốn khỏe thì không nên ăn những thực phẩm này
Cấm thuốc diệt cỏ có glyphosate vì lo ngại nguy cơ ung thư
Hai phương pháp điều trị ung thư mới được công bố
Ung thư - Gánh nặng không chỉ riêng của Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ mắc và tử vong do Ung thư đang gia tăng nhanh chóng và đã đến lúc phải kiện toàn hệ thống giám sát bệnh ung thư tại Việt Nam nhằm dự phòng, chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả, qua đó giảm gánh nặng của ung thư cho gia đình và xã hội.
Ung thư là căn bệnh giết người số 1 thuộc nhóm bệnh không lây (non-communicable diseases – NCDs) và đang là vấn đề ngày càng được quan tâm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi những tổn hại mà căn bệnh này mang lại.
Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer, IARC), mỗi năm thế giới có khoảng thêm 14,1 triệu ca mắc Ung thư trong đó có khoảng 8,2 triệu trường hợp tử vong. Mỗi năm, ước tính nền kinh tế toàn cầu phải chi 1.160 tỷ USD dành cho phòng chống và điều trị Ung thư, đó là chưa kể đến những giá trị kinh tế bị mất đi do các cá nhân không thể lao động, tạo ra của cải vật chất khi mắc ung thư, không còn khả năng lao động hoặc tử vong sau điều trị. Những tổn hại về kinh tế toàn cầu do ung thư gây ra cho các cá nhân, gia đình và xã hội ước tính khoảng 2.500 tỷ USD/năm.
Một điểm đáng lưu ý là người ta đã dự báo được tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, các nước nghèo đã dần dần thay đổi. Nếu như những năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh ung thư là cân bằng giữa nước phát triển và đang phát triển, thì sau 10 năm, tỷ lệ này là 40 - 60%. Gần một nửa các ca ung thư mắc mới và hơn một nửa các ca tử vong diễn ra ở khu vực châu Á.
Dự đoán tới năm 2025, sẽ có khoảng 19,3 triệu ca mắc mới ung thư và 11,4 triệu người chết do ung thư. Trong đó, Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong nhiều nhất ở nam giới và ung thư vú là loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất ở nữ giới.
…và thách thức của Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Ước tính, mỗi năm, Việt Nam phát hiện mới trên 200.000 người bị ung thư, trong đó khoảng 80% bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối nên ít có khả năng cứu chữa.
80% ung thư là do môi trường và lối sống thiếu lành mạnh (Hình ảnh một làng ung thư ở Việt Nam)
Đáng chú ý, trên 80% nguyên nhân gây Ung thư là do môi trường và lối sống thiếu điều độ. Trong khi đó, hiện nay hệ thống cơ sở y tế khám, điều trị bệnh ung bướu trong cả nước vẫn còn hạn chế, mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế. Sự quá tải của các bệnh viện ung bướu không còn là tình trạng mới của ngành y tế hiện nay. Dạo qua các bệnh viện ung bướu trên cả nước càng thấy rõ sự nguy hiểm và gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này. Các dãy ghế chờ tại các khu vực khám bệnh thường luôn đông đặc những khuôn mặt lo lắng. Trong các phòng bệnh thì luôn kín mít bệnh nhân và người nhà. Mỗi giường nằm ghép 2-3 bệnh nhân cùng điều trị.
Không những vậy, thực trạng bệnh ung thư ở Việt Nam còn có những diễn biến đáng ngại. Qua các nghiên cứu ngành Ung thư cho thấy, bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa khi tại một số cơ sở điều trị ung bướu đầu ngành ở Hà Nội và TP.HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 20. Cùng với đó, một số loại ung thư như dạ dày, phổi, đại - trực tràng, vú… cũng có chiều hướng tăng cao. Trong đó chỉ riêng ung thư dạ dày ở nước ta có tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần so với một số quốc gia trong khu vực.
Trong khi đó, ý thức bảo vệ sức khỏe và tầm soát của người dân còn yếu, do đó việc tỷ lệ ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn khá lớn, góp phần làm tăng cao tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam. Một nguyên nhân của thực trạng này là do không ít người vẫn có suy nghĩ ung thư là bệnh không thể chữa khỏi nên giấu bệnh, hoặc chạy chữa bằng các phương pháp phản khoa học khi sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Cần một chiến lược tổng thể phòng chống ung thư
Để phòng ngừa ung thư, phòng tránh nguy cơ tử vong, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, hiện nay với sự phát triển của khoa học y tế, nếu bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công và kéo dài cuộc sống khá cao.
Trong tương lai không xa, với sự hiểu biết của người dân được nâng cao, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sẽ có 3/4 bệnh nhân ung thư được chữa khỏi.
Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên tại Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư năm 2013 cho thấy, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 10% yêu cầu phòng chống ung thư và cần sự giúp đỡ của cộng đồng ung thư quốc tế để triển khai có hiệu quả chiến lược quốc gia kiểm soát và phòng chống căn bệnh. Sự kêu gọi sự giúp đỡ này của Việt Nam đã được sự hưởng ứng của nhiều tổ chức trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Ung thư Thế giới (UICC)…
Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có nỗ lực từ phía nhà nước thì sẽ không đủ, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Và trước gánh nặng của căn bệnh ung thư, sự tham gia chủ động của người dân chính là cơ hội để Việt Nam giải quyết một phần thách thức của mình.
Để có thêm thông tin phòng ngừa và đối phó với bệnh ung thư, mời bạn đăng ký tham gia hội thảo "Ung thư và những cơ hội cho bạn" do Health+ phối hợp cùng Nest by AIA tổ chức ngày 20/4/2016 tại đây.
Bình luận của bạn