Bệnh nhân điều trị ung thư ở Việt Nam. (Ảnh: Thanhtra.com.vn)
Bệnh nhân đầu tiên được tiêm vaccine điều trị ung thư tại Anh
Video: Ung thư vú thai kỳ - Làm sao để mẹ khỏi, con khỏe?
Video: Ba đường "phát tán" của ung thư trong cơ thể
Bệnh nhân ung thư ăn gì thì tử thần đến nhanh?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất, khiến nhiều người chết nhất
Năm 2013, Hội thảo khoa học Ung bướu quốc gia lần thứ VII đã đưa ra một con số báo động về tình trạng ung thư ở Việt Nam: Mỗi năm trung bình có thêm 150.000 người mắc ung thư, 75.000 người chết vì ung thư.
Hội thảo cũng đưa ra con số để so sánh: Tính trung bình, tại Việt Nam mỗi ngày có 205 người chết về ung thư. Con số này nhiều gấp 8 lần số người chết vì tai nạn giao thông trong năm 2013, và chiếm khoảng 10,7% số ca tử vong tại Việt Nam.
Con số này cho thấy ung thư là nguyên nhân chiếm tỷ lệ không nhỏ trong việc gây ra cái chết cho khoảng 700.000 người Việt Nam mỗi năm. Tuy nhiên ở Việt Nam còn có một căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư và là nguyên nhân gây ra khoảng 200.000 ca tử vong mỗi năm: Bệnh về tim mạch.
Con số 200.000 người chết vì bệnh tim mạch mỗi năm gấp khoảng 3 lần số người chết vì ung thư. Theo Giáo sư Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam thì bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm vì giống như một "sát thủ thầm lặng": Bệnh cực kỳ phổ biến, nhưng phần lớn người bị không biết.
Ở Việt Nam, bệnh tim mạch còn nguy hiểm hơn cả ung thư. (Ảnh: Báo Giao thông)
Hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tim mạch. Hội tim mạch Việt Nam dự báo vào năm 2017 sẽ có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch. Những căn bệnh khác cũng nguy hiểm không kém ung thư ở Việt Nam là đái tháo đường (2,5 triệu người mắc), phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (2 triệu người mắc).
Ung thư ở Việt Nam trầm trọng hơn ung thư trên thế giới
Như đã nói ở trên, Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 75.000 người chết vì ung thư, chiếm khoảng 10,7% số ca tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm lại có thêm 150.000 người mắc ung thư.
Vậy liệu con số này đã khiến Việt Nam trở thành "điểm đen" của ung thư thế giới, nhất là khi các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh mỗi năm đều bỏ ra hàng tỷ USD nhằm nghiên cứu, tìm ra liệu pháp chữa trị ung thư mới?
Để biết được điều đó, hãy so sánh những số liệu của Việt Nam với một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới - Mỹ. Tổng hợp thống kê từ American Center Society và Trung tâm ngăn ngừa, kiểm soát tử vong Mỹ cho thấy trong năm 2015, Mỹ có khoảng 590.000 người chết vì ung thư, gấp Việt Nam gần 8 lần trong khi dân số Mỹ hiện giờ là 320 triệu người, gấp Việt Nam khoảng 3,5 lần.
So với số người chết tại Mỹ năm 2015 (2,6 triệu người) thì tỷ lệ người chết vì ung thư chiếm 22,7%, gấp Việt Nam khoảng 2 lần. Trong năm 2015, Mỹ cũng có thêm hơn 1,6 triệu người bị chẩn đoán mắc ung thư, gấp Việt Nam 11 lần.
Những con số trên đều cho thấy xét về số ca tử vong, tỷ lệ tử, số ca mới mắc bệnh thì tình hình căn bệnh ung thư ở Mỹ còn trầm trọng hơn Việt Nam gấp nhiều lần.
Một nước phát triển khác cũng phải "đau đầu" với tình trạng bệnh ung thư là Vương quốc Anh. Có dân số vào khoảng 63 triệu người (bằng 70% dân số Việt Nam) nhưng trung bình mỗi năm Vương quốc Anh có thêm 350 ngàn người mắc ung thư (gấp 2,3 lần) và khoảng 160 ngàn người chết vì ung thư, gấp hơn 2 lần so với Việt Nam.
Con số trên do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh thống kê. Tính ra, 160.000 người chết vì ung thư mỗi năm tại Anh chiếm khoảng 32% số ca tử vong tại quốc gia này. Tỷ lệ chết vì ung thư so với tổng số người chết hàng năm của người dân Anh gấp Việt Nam khoảng 3 lần.
Xét trên bình diện thế giới, thống kê từ WHO trong năm 2014 cho thấy Việt Nam đứng thứ 78 về tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư (110 người chết/100.000 người nhiễm).
Xét về tỷ lệ mắc ung thư, Việt Nam cũng thua xa các quốc gia khác như Đan Mạch, Pháp, Áo, Bỉ, Na Uy, Mỹ, Ireland, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản. Đây đều là các nước phát triển.
Hóa trị là phương pháp chữa ung thư tối ưu
Hóa trị thường được tung hô như là phương pháp điều trị ung thư tối ưu, giúp diệt tế bào ung thư nhanh chóng. Tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy.
Bộ mặt thật của hóa trị, cho dù hóa trị có thể đem lại hiệu quả trong việc diệt tế bào ung thư, thì trung bình khoảng 6 tháng đến 1 năm, các tế bào ung thư sẽ lại phát triển, thậm chí còn mạnh hơn trước.
Lý do của điều này xuất phát từ việc những tế bào ung thư không hoàn toàn bị tiêu diệt hết khỏi cơ thể. Khi tiến hành hóa trị, hóa chất có thể diệt tế bào ung thư của người bệnh nhưng đồng thời cũng tiêu diệt những tế bào khỏe mạnh, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Việc cơ thể bị giảm khả năng miễn dịch cũng có nghĩa là tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục sinh sôi bất cứ lúc nào. Ngoài ra, hóa trị chỉ có tác dụng ngắn hạn với một số chứng bệnh ung thư nhất định với một tỷ lệ thực sự thấp: 3 - 6%.
Trên thực tế, hóa trị chỉ thực sự hiệu quả trong việc điều trị ung thư khi kết hợp với những phương pháp trị liệu khác.
Mật gấu, sừng tê giác, rùa núi vàng, cao hổ cốt... là những "thần dược" chữa ung thư
Những năm qua, có vô số sản phẩm từ động vật được đồn đại và gắn mác "chữa được ung thư", "là thần dược chữa ung thư". Phổ biến nhất trong những sản phẩm này là cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê giác và rùa núi vàng.
Trên thực tế, chưa từng có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy những sản phẩm trên có tác dụng tích cực trong việc điều trị ung thư. Chưa kể tới hổ, gấu, tê giác và rùa núi vàng đều nằm trong Sách đỏ, hạng mục cấm săn bắt, mua bán, giết hại.
Ngoài ra, cũng phải nói thêm về mật gấu, thứ vẫn được đồn đại là "thần dược chữa ung thư" nhưng lại rất có thể là... một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư với người sử dụng.
Mật gấu được tiêu thụ trên thị trường hiện nay hầu hết đều bắt nguồn từ các cơ sở kinh doanh chích hút gấu nuôi trong nhà. Bị nuôi nhốt trong lồng chật hẹp, đối xử không tốt, những con gấu nuôi thường mang trong mình rất nhiều mầm bệnh.
Việc chích hút mật nhiều lần với tần suất dày đặc trong thời gian kéo dài còn khiến gấu bị viêm nhiễm túi mật. Kết quả mổ xác một số cá thể gấu chết trong những trại nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam cho thấy những cá thể này đều có những khối u, mưng mủ và chảy máu túi mật.
Mật được hút từ cơ thể gấu cũng không đảm bảo vệ sinh, thường lẫn máu, mủ của con vật. Do đó, việc tiêu thụ mật gấu không chỉ là hành động tàn nhẫn, phạm pháp, mà rất có thể còn là một trong những con đường ngắn nhất dẫn tới ung thư.
Bình luận của bạn