- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Tiêm insulin là biện pháp điều trị cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2
Đọc ngay nếu bị đái tháo đường mà vẫn muốn ăn bánh Trung thu
Người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường thường có trí nhớ rất kém
Tìm ra loại protein giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 1
Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua
Không kiểm tra đường huyết thường xuyên: Tạo thói quen kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày giúp người bệnh nắm bắt được cách cơ thể phản ứng với thuốc, thực phẩm và thói quen sống của mình. Việc làm này tạo điều kiện cho bạn và bác sỹ xác định đúng lượng insulin cần thiết để dùng.
Tiêm thiếu liều insulin: Tiêm không đủ liều insulin có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Đây là vấn đề rât hay gặp, đặc biệt khi bạn đang di chuyển hay đang ở ngoài. Nên xem xét việc mang theo thuốc insulin và dụng cụ tiêm bên người để nhắc nhớ việc dùng nó theo đúng yêu cầu của bác sỹ.
Bỏ bữa: Nếu bạn dùng insulin tác dụng nhanh và quên ăn hoặc ăn ít hơn so với dự kiến, lượng đường trong máu có thể xuống thấp và gây nguy hiểm cho bạn.
Sử dụng thực phẩm chứa đường: Những người bị bệnh đái tháo đường cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa đường, chẳng hạn như nước trái cây, nước ngọt, kẹo,... trừ phi đang bị hạ đường huyết. Trong chế độ dinh dưỡng nên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột hấp thụ chậm, chẳng hạn như trái cây tươi, rau quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chất đạm từ thịt nạc và chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật.
Stress: Bạn có biết sức khỏe tâm thần đóng một vai trò không nhỏ về khả năng ổn định đường huyết của cơ thể? Căng thẳng sẽ khiến bạn tiết ra nhiều hormone cortisol. Cortisol có thể làm giảm độ nhạy của insulin cũng như tác dụng của thuốc tiêm insulin để ổn định đường huyết nên bạn lưu ý nhé.
Stress làm giảm độ nhạy của insulin
Quên các bài tập cơ bắp: Bên cạnh các bài tập cardio như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc nhảy dây mỗi ngày, thực hiện các bài tập giúp xây dựng cơ bắp và duy trì khối lượng cơ nạc cũng có thể giúp bạn cải thiện độ nhạy insulin.
Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, nó còn có thể làm cho việc điều trị bệnh trở nên gặp khó khăn. Hút thuốc làm gia tăng lượng đường trong máu bằng cách gây ra tình trạng viêm mạn tính và kháng insulin.
Thiếu nước: Thiếu nước cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin. Nước có thể làm loãng máu nên sẽ giúp hạ đường huyết. Nó cũng giúp thuốc insulin hoạt động hiệu quả hơn sau khi tiêm.
Thừa cân: Giảm cân có thể cải thiện độ nhạy insulin. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, lượng đường trong máu sẽ cải thiện và bạn sẽ kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn nếu giảm đi 5 - 7 kg.
Tiêm cùng một chỗ: Tốc độ hấp thụ insulin của cơ thể sẽ tùy thuộc vào nơi bạn tiêm nó. Insulin vào máu nhanh nhất khi được tiêm tại ổ bụng, chậm hơn khi được tiêm vào cánh tay và chậm nhất khi được tiêm vào đùi hoặc mông. Tiêm insulin nhiều lần tại cùng một chỗ có thể gây hình thành các cục u cứng làm ảnh hưởng tới thời gian tác dụng của insulin.
Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng dành cho bệnh đái tháo đường. Sản phẩm sẽ giúp người bệnh quản lý đường huyết hiệu quả, từ đó phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn