Polyp túi mật có nguy hiểm không, có cần phải mổ không?

Trong một số trường hợp hiếm gặp, polyp túi mật sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư

Cách nhận biết cơn đau bụng do sỏi mật

Trẻ 10 tuổi bị sỏi mật 7mm dùng TPBVSK Kim Đởm Khang được không?

Chia sẻ: Cách tan sỏi mật lớn 11mm, không còn nỗi lo cắt túi mật

Có cách nào trị sỏi mật, tránh phải phẫu thuật?

Trên thực tế, có khoảng 5% trường hợp polyp túi mật có thể tiến triển thành ung thư túi mật. Theo đó, kích thước của khối polyp túi mật thường là yếu tố có thể giúp xác định nguy cơ tiến triển thành ung thư, cụ thể như sau:

- Polyp túi mật có đường kính nhỏ hơn 1,27cm thường lành tính.

- Polyp túi mật có đường kính lớn hơn 1,27cm có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn.

- Polyp túi mật có đường kính lớn hơn 1,9cm có nguy cơ cao là u ác tính.

Thông thường, người có polyp túi mật nhưng không biểu hiện triệu chứng sẽ chưa cần điều trị. Bạn chỉ cần đi khám, theo dõi tình trạng khối polyp thường xuyên qua siêu âm ổ bụng để xem khối polyp có tăng kích thước hay không.

 

Trong trường hợp polyp túi mật có triệu chứng, hoặc có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật, người bệnh có thể cần thực hiện mổ polyp túi mật, hay chính là phẫu thuật cắt túi mật để phòng nguy cơ biến chứng.

Có 2 cách thực hiện phẫu thuật cắt túi mật:

- Phương pháp mổ mở (truyền thống): Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ qua một vết mổ dài (khoảng 10 - 15cm) tại vị trí phía trên, bên phải ổ bụng. Thông qua vết mổ dài, các bác sĩ có thể dễ dàng tiến hành cắt túi mật.

- Phương pháp nội soi: Với phương pháp mới này, các bác sĩ chỉ cần rạch 3 - 4 vết mổ rất nhỏ trên ổ bụng. Sau đó, họ sẽ dùng ống nội soi có gắn camera nhỏ ở đầu, cùng các dụng cụ phẫu thuật khác để tiến hành cắt bỏ túi mật.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi thường được áp dụng nhiều hơn vì ít chảy máu, thời gian hồi phục cũng ngắn hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, mổ polyp túi mật cũng có một số rủi ro nhất định, bao gồm: Chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương ống dẫn mật (từ túi mật đến ruột non), chấn thương gan, để lại sẹo (và có thể cả cảm giác tê) ở vết mổ, nguy cơ thoát vị tại vị trí mổ, nguy cơ tổn thương ruột hoặc mạch máu (khi đưa các dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng)... Do đó, bạn nên thảo luận kỹ với chuyên gia, bác sĩ trước khi quyết định mổ cắt túi mật.

Trong trường hợp polyp túi mật chưa gây quá nhiều triệu chứng, chưa phát triển tới kích thước quá lớn, bạn có thể tham khảo dùng sản phẩm hỗ trợ từ 8 thảo dược uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. Bài thuốc từ 8 thảo dược này có thể giúp giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, tăng vận động đường mật để tránh polyp tăng kích thước.

Vi Bùi (Theo Emedicinehealth/Hopkinsmedicine)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần 8 thảo dược quý như: Kim tiền thảo, Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Kim-Dom-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa