Cách nhận biết cơn đau bụng do sỏi mật

Triệu chứng ban đầu của sỏi túi mật rất mờ nhạt, khó phát hiện sớm

Có cách nào trị sỏi mật, tránh phải phẫu thuật?

Tan được sỏi bùn túi mật nhờ sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Mắc sỏi mật có làm tăng nguy cơ ung thư túi mật?

Vì sao thấy đau bụng khi nằm?

Cơn đau bụng do túi mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê, nằm ở phần trên bên phải bụng, ngay dưới gan. Túi mật tiết ra dịch mật (hỗn hợp chứa chủ yếu là cholesterol, bilirubin và muối mật), tham gia vào quá trình hỗ trợ tiêu hóa và phân giải chất béo. Nếu dịch mật chứa quá nhiều một trong những thành phần trên, chúng sẽ hình thành những tinh thể rắn với kích thước khác nhau, gọi là sỏi mật.

Theo BS. Christine Lee – chuyên gia tiêu hóa tại hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), đa số người bệnh có sỏi mật khó có thể biết được tình trạng túi mật của mình. Chỉ đến khi chúng chặn con đường vận chuyển dịch mật hoặc đi ra khỏi túi mật, gây tắc nghẽn hệ mật có thể gây ra áp lực ở cơ quan này, gây viêm túi mật.

Cơn đau bụng cảnh báo bệnh mật thường bắt đầu từ vùng bụng trên bên phải. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể thấy đau ở giữa ngực hoặc bụng, dễ nhầm lẫn với cơn trào ngược, viêm loét dạ dày, thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Cơn đau do sỏi túi mật thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ

Cơn đau do sỏi túi mật thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ

Theo BS. Lee, một vài dấu hiệu sau cảnh báo túi mật đang có vấn đề:

- Đau bụng trên bên phải, ngay dưới xương sườn, cơn đau lan ra vai phải hoặc lưng.

- Đau bụng, khó chịu sau khi ăn: Tình trạng này thường xảy ra 15-20 phút sau khi ăn, nhất là khi bữa ăn có nhiều dầu mỡ và quá thịnh soạn. Cơn đau sau đó kéo dài từ 30 phút tới 2 tiếng.

- Đau bụng nửa đêm: Đôi khi cơn đau do túi mật phát sinh bất chợt về đêm, khiến người bệnh đau đến tỉnh giấc.

- Triệu chứng đau nhức kéo dài, đau cùng vị trí và vào những thời điểm nhất định (ví dụ như sau khi ăn).

Ngoài ra, sỏi mật còn có thể khiến người bệnh buồn nôn, sốt.

Xử trí thế nào với cơn đau bụng do túi mật?

Rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác có thể gây ra triệu chứng tương tự sỏi mật, viêm túi mật. Cơn đau do túi mật không kéo dài, chúng có thể tái phát đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm, nhất là khi bị đau dữ dội kèm vã mồ hôi, khó thở, sốt, nôn ra máu hoặc có máu trong phân.

Khi phát hiện ra sỏi túi mật, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với cá thể người bệnh nhất. Bên cạnh các phương pháp tán sỏi, lựa chọn phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Dịch mật sẽ chảy ra khỏi gan qua ống gan và ống mật chủ, trực tiếp đi vào ruột non và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. BS Lee khẳng định, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh mà không có túi mật.

Sau khi cắt bỏ túi mật người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nhanh phục hồi.

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa