Những lưu ý để có thể chung sống với máy tạo nhịp tim

Người đã cấy ghép máy tạo nhịp tim vẫn cần khám sức khỏe định kỳ

Chênh lệch nhiệt độ làm tim đập nhanh, đột quỵ phải làm sao?

Đau ngực, tim đập nhanh 133 lần/phút có phải nhồi máu cơ tim?

Tim đập nhanh, khó ngủ là bị làm sao, có đáng lo ngại?

4 nguyên nhân có thể gây ra cơn rối loạn nhịp tim

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị tạo ra điện tim, giúp tim đập đều đặn và hiệu quả. Thiết bị này được dùng cho những người bị rối loạn nhịp tim, những người vì một lý do nào đó mà hệ điện tim hoặc con đường dẫn truyền điện tim không còn ổn định. Tình trạng này khiến người bệnh rối loạn nhịp tim thường xuyên cảm thấy hồi hộp, trống ngực, hụt hẫng, mệt mỏi, yếu đuối, choáng váng, thậm chí ngất xỉu trong một số trường hợp.

Trong những trường hợp này, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn đo điện tâm đồ (ECG) và làm một số xét nghiệm khác để xác định xem liệu bạn có cần tới máy tạo nhịp tim hay không. Trên thực tế, máy tạo nhịp tim có thể được coi như một chiếc máy biến tần, được kết nối với trái tim.

Nếu xảy ra cơn rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim giảm xuống còn 30 - 40 nhịp/phút, máy tạo nhịp tim sẽ được kích hoạt và tạo ra dòng điện kích thích tim hoạt động.

Bác sỹ Balbir Singh từ Bệnh viện Max Super Speciality (Ấn Độ) sẽ giải thích rõ hơn về cách máy tạo nhịp tim hoạt động, hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim:

Người đã cấy ghép máy tạo nhịp tim vẫn cần đi khám thường xuyên để kiểm tra thiết bị này

Máy tạo nhịp tim cũng cần được kiểm tra thường xuyên

Sau khi cấy ghép máy tạo nhịp tim, các bác sỹ thường yêu cầu người bệnh tới kiểm tra lại sau 1 tuần. Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh nhân mà việc tái khám định kỳ có thể là hàng tháng, sau mỗi 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu bạn hay gặp trục trặc với máy tạo nhịp tim, việc đi khám có thể thường xuyên hơn nữa.

Nhìn chung, các bác sỹ sẽ sử dụng một chương trình máy tính để đo hiệu suất của máy tạo nhịp tim, xem chúng được sử dụng bao nhiêu lần, vì những nguyên nhân gì…

Máy tạo nhịp tim cũng có hạn sử dụng

Tùy thuộc vào loại máy và mức độ sử dụng, máy nhịp tim sẽ có hạn sử dụng trung bình từ 8 - 14 năm. Hết khoảng thời gian này, bạn sẽ cần tới bệnh viện để thay pin cho máy. Đây cũng là lý do bạn nên đi khám thường xuyên để xác định khi nào cần thay pin cho máy.

Tác dụng phụ sau phẫu thuật cấy ghép máy tạo nhịp tim

Phẫu thuật cấy ghép máy tạo nhịp tim có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu, bầm tím, nhiễm trùng mạch máu, tổn thương dây thần kinh hay dị ứng với thuốc gây mê. Nhìn chung, các tác dụng phụ thường chỉ mang tính tạm thời và sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm gặp, bạn cũng có thể bị xẹp phổi hoặc thủng tim.

Làm sao chung sống cùng máy tạo nhịp tim?

Nhìn chung, sau khi cấy ghép máy tạo nhịp tim, người bị rối loạn nhịp tim sẽ phải ở lại bệnh viện theo dõi thêm cho tới khi bác sỹ hài lòng với khả năng hoạt động của máy. Nếu bị đau, sưng… tại khu vực cấy ghép máy tạo nhịp tim, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Đa số người bệnh có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày sau một vài tuần. Dù vậy, bạn vẫn nên tránh thực hiện các hoạt động cần nhiều sức lực, ít nhất cho tới khi được sự đồng ý của bác sỹ.

Người đã cấy ghép máy tạo nhịp tim cũng nên tránh tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử khác. Nguyên nhân là bởi các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của máy tạo nhịp tim.

Vi Bùi H+ (Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh, và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch