Tăng động giảm chú ý có di truyền không?

ADHD có tính chất di truyền trong nhiều gia đình

Thận trọng khi cho trẻ tăng động ăn những thực phẩm này

Video: Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn, những điều cần biết

Thực phẩm chức năng cho người bị ADHD có thực sự hiệu quả?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn: Phát hiện và điều trị thế nào?

Rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện ở sự rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Khoa học đã đưa ra kết luận rằng, gene là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hội chứng rối loạn này. 

Tuy nhiên, cha mẹ mắc ADHD không có nghĩa con cái chắc chắn di truyền hội chứng này. Sự tổ hợp gene cùng các yếu tố về môi trường sống sẽ quyết định trẻ có biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý hay không. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ 1/3 số trường hợp cha mắc ADHD di truyền sang con.

Nếu bạn lo ngại về sức khỏe của trẻ, một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn kiểm tra những dấu hiệu ADHD ở con trẻ:

Quan sát trẻ

Việc theo dõi con cái sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện những triệu chứng, biểu hiện của chứng ADHD. Việc chẩn đoán sớm và điều trị bằng phương pháp thích hợp sẽ có giá trị rất lớn với trẻ nhỏ, hạn chế tối đa các khó khăn trong sinh hoạt.

Hiểu sự khác biệt

Nếu trẻ mắc ADHD di truyền từ cha mẹ, biểu hiện ở trẻ có thể khác hoàn toàn với ADHD ở người lớn. Có nhiều cách phân chia các dạng ADHD: dạng thiên về giảm chú ý, dạng tăng động bốc đồng hoặc dạng kết hợp. Trẻ có thể mắc dạng bệnh khác với cha mẹ, do đó bộc lộ những dấu hiệu khác với bạn.

Ngoài ra, giới tính của trẻ cũng quyết định triệu chứng của ADHD. Bé trai mắc ADHD dạng tăng động bốc đồng thường hiếu động quá mức, trong khi bé gái sẽ hay nói leo, nói nhiều.

Làm gương cho trẻ

Thái độ của bạn với ADHD sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận rối loạn ở bản thân. Bạn nên nói về chứng tăng động, giảm chú ý một cách trung tính, không nên cho trẻ cái nhìn bi quan về sức khỏe của mình.

Nếu cha mẹ tích cực kiểm soát các triệu chứng ADHD, trẻ sẽ học tập điều đó và phối hợp điều trị hơn. Cách bạn vượt qua các khó khăn trong cuộc sống cũng cho trẻ động lực để hòa nhập tại trường lớp.

Đừng đổ lỗi cho bản thân

Cha mẹ nên đồng hành và ủng hộ trẻ thay vì tự trách bản thân

Thông thường, người trưởng thành mắc chứng ADHD thường rất khắt khe với bản thân, dẫn đến tự ti khi gặp thất bại, khó khăn trong cuộc sống. Dù vậy, bạn không nên cảm thấy xấu hổ vì con cái mắc ADHD. Bạn không thể quyết định trẻ sẽ thừa hưởng gene gì từ mình. Sự ủng hộ và yêu thương dành cho con sẽ có ích hơn cảm giác tội lỗi.

Trải nghiệm của trẻ sẽ khác với trải nghiệm của cha mẹ

Với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị, cải thiện ADHD và giúp người mắc ADHD hòa nhập tại môi trường học tập, làm việc. Nếu cha mẹ có phương hướng chăm sóc trẻ đúng đắn, trẻ sẽ giảm bớt được nhiều thách thức trong cuộc sống sau này.

Thay đổi cái nhìn về chứng ADHD

Nếu bạn hiểu ADHD là là sự khác biệt về hoạt động của não bộ và khả năng chú ý, bạn sẽ có cái nhìn tích cực hơn về tình trạng của trẻ. 

Khi phát hiện các triệu chứng của ADHD ở con trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở uy tín để kiểm tra. Bạn nên hoạt động cùng trẻ, xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp hàng ngày và liên hệ với giáo viên của trẻ để hỗ trợ quản lý các triệu chứng ở trường học.

Quỳnh Trang H+ (Theo VeryWellMind)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ