Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn: Phát hiện và điều trị thế nào?

Bị mắc rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc

6 dấu hiệu cảnh báo rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

"Điểm mặt chỉ tên" 10 rối loạn tâm thần thường gặp nhất

Infographic: Các dạng rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp

Liệu pháp âm nhạc giúp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn 

Các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể rất khó phát hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình thường bắt đầu từ sớm - trước 12 tuổi - và tiếp diễn ở độ tuổi trưởng thành, gây ra nhiều vấn đề lớn. 

Không có xét nghiệm riêng lẻ nào có thể giúp chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Để chẩn đoán, bác sỹ có thể:

- Khám sức khỏe tổng thể để giúp loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

- Những vấn đề về sức khỏe hiện tại, trong quá khứ, tiền sử bệnh của gia đình... cũng sẽ được hỏi đến.

- Bạn cũng cần phải thực hiện các bài kiểm tra tâm lý để giúp xác định xem các triệu chứng có phải là rối loạn tăng động giảm chú ý hay không. 

Các vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tăng động giảm chú ý 

Một số vấn đề sức khỏe hoặc phương pháp điều trị có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý. Ví dụ như rối loạn sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo lắng), rối loạn phát triển ngôn ngữ... Các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc hành vi, chẳng hạn như rối loạn phát triển, rối loạn co giật, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, chấn thương não hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác

Uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý như thế nào?

Các phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn thường là: Thuốc, đào tạo kỹ năng, tư vấn tâm lý. Kết hợp các phương pháp này sẽ cho kết quả tốt hơn. Những phương pháp điều trị này có thể giúp kiểm soát nhiều triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng không giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. 

Thuốc điều trị

Một vài loại thuốc (chẳng hạn methylphenidate hoặc amphetamine) thường được kê đơn để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Các loại thuốc này có thể làm tăng và cân bằng các hóa chất trong não gọi là các dẫn truyền thần kinh.

Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý gồm atomoxetine và một số thuốc chống trầm cảm nhất định như bupropion. Atomoxetine và thuốc chống trầm cảm có tác động chậm hơn các chất kích thích não, nhưng sẽ an toàn hơn, ít gây tác dụng phụ hơn.

Loại thuốc và liều dùng với mỗi cá nhân sẽ khác nhau, vì vậy có thể mất nhiều thời gian để tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn. Hãy thông báo với bác sỹ về bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc mà bạn gặp phải.

Tư vấn tâm lý và đào tạo kỹ năng

Người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể cần điều trị tâm lý, học thêm về các kỹ năng để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian, giảm hành vi bốc đồng, kiểm soát sự nóng nảy, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đối phó với những thất bại trong học tập và công việc tốt hơn. Người bệnh cũng cần tìm hiểu cách cải thiện mối quan hệ với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. 

Làm sao để khắc phục rối loạn tăng động giảm chú ý?

Vì rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn phức tạp và khác biệt ở mỗi cá nhân, nên việc đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người là điều không dễ dàng. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý: 

- Lập danh sách các việc cần hoàn thành mỗi ngày. Ưu tiên những việc quan trọng hơn. 

- Đừng làm quá nhiều việc. Chia nhỏ các việc thành từng bước nhỏ để dễ quản lý hơn. 

- Dùng giấy note để viết ghi chú cho tiện theo dõi. Dán miếng giấy note lên tủ lạnh, gương trong phòng tắm hoặc những nơi mà bạn dễ nhìn thấy. 

- Ghi lịch hẹn trong sổ hoặc trên điện thoại. 

- Mang theo sổ tay hoặc điện thoại để ghi những ý tưởng hoặc những điều mà bạn cần nhớ. 

- Lưu trữ và sắp xếp các thông tin trên thiết bị điện tử hoặc tập tài liệu giấy tờ cẩn thận hơn.

- Để chìa khóa, ví ở cùng một nơi dễ tìm. 

- Nếu gặp khó khăn gì, hãy nhờ gia đình và những người khác giúp đỡ. 

- Thiền định có thể cải thiện tâm trạng và sự chú ý ở những người trưởng thành bị rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Bạn có thể ngại và xấu hổ khi nói với mọi người biết rằng bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng cho người khác biết về vấn đề mà bạn đang gặp phải có thể giúp họ hiểu bạn hơn và cải thiện mối quan hệ của bạn, thậm chí mọi người còn có thể giúp đỡ bạn trong công việc và học tập. 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có sự khác biệt trong phát triển não bộ và hoạt động của não ảnh hưởng đến sự chú ý, khả năng ngồi yên và tự kiểm soát.
Vân Anh H+ (Theo Mayoclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh