Rửa tay đúng cách thế nào?
Rửa tay trước khi ăn giúp bạn tránh xa những căn bệnh này!
Nguy hiểm: Rối loạn nội tiết tố do lạm dụng nước rửa tay khô
Dạy bé rửa tay sạch chỉ trong vòng vài nốt nhạc
Nên tắm mỗi ngày là một điều thật hư cấu!
Thực trạng
Một nghiên cứu từ Đại học Michigan (Mỹ) cho hay, trong hơn 3.700 người sau khi đi vệ sinh thì có tới 95% không rửa tay đủ lâu để tiêu diệt các mầm bệnh. Số thời gian trung bình mà người ta bỏ ra để rửa tay chỉ là 6 giây. Điều đáng lo ngại hơn là 7% nữ giới và 15% nam giới không rửa sau khi đi vệ sinh.
Một nghiên cứu gần đây trên 2.000 người Anh cũng đưa ra kết quả tương tự: Hơn 84% không rửa tay đủ lâu để làm giảm sự lây lan của bệnh.
Rửa tay đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và virus khỏi tay bạn là một trong những cách quan trọng nhất để giảm sự lây lan của bệnh. Một nghiên cứu mới của Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia Anh cho thấy rửa tay chỉ trong 20 giây sẽ loại bỏ vi trùng và giảm nhu cầu dùng thuốc kháng sinh.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rửa tay đúng cách giúp:
- Giảm 31% số người mắc bệnh tiêu chảy.
- Giảm 58% số người mắc bệnh tiêu chảy có hệ miễn dịch suy yếu.
- Giảm từ 16 - 21% những người bị bệnh đường hô hấp.
Bạn nên rửa tay khi nào và rửa như thế nào?
Bạn nên rửa tay vào những thời điểm như: Khi bàn tay của bạn bị bẩn; Sau khi ra ngoài về; Mùa lạnh và mùa cúm; Trước khi ăn; Sau khi ho hoặc hắt hơi; Sau khi vào bệnh viện hoặc chăm sóc người bệnh; Sau khi chơi với trẻ hoặc xử lý đồ chơi của trẻ; Sau khi xử lý rác, sử dụng điện thoại hoặc bắt tay người khác; Sau khi chạm vào vật nuôi, chất thải động vật, thực phẩm cho vật nuôi; Sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã/quần lót cho trẻ; Trước và sau khi sơ chế thực phẩm; Sau khi mua sắm, đi làm/học về…
Bạn chỉ cần sử dụng nước ấm, rửa tay dưới vòi nước và dùng xà phòng nhẹ. Bạn không cần dùng tới xà phòng diệt khuẩn. Bởi lẽ, theo một báo cáo của FDA, triclosan - hoạt chất có trong nhiều loại xà phòng diệt khuẩn, nước rửa tay... có thể phá vỡ hormone, làm giảm co cơ cũng như không có bất kỳ lợi ích sức khỏe nào hơn xà phòng và nước bình thường. Nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em phơi nhiễm kéo dài với triclosan trong nhiều tháng hoặc nhiều năm dễ phát triển bệnh dị ứng. Điều này có thể là do trẻ nhỏ thường được dùng xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa diệt khuẩn để giảm sự tiếp xúc với vi khuẩn. Vấn đề cơ bản là xà phòng diệt khuẩn chỉ nhắm vào các vi khuẩn chứ không phải là virus, trong khi virus mới là nguyên nhân gây ra đa số bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm, viêm họng...
Để rửa tay sạch, bạn có thể làm theo các bước: Làm ướt tay, thêm xà phòng, xoa đều tạo bọt, cọ cổ tay ít nhất 15 - 20 giây (thời gian để hát 2 lần bài Happy Birthday). Hãy chắc chắn rằng bạn đã cọ rửa mọi bề mặt trên bàn tay, bao gồm cả cổ tay, kẽ ngón, đầu ngón, kẽ móng… Rửa sạch xà phòng ở tay và dùng khăn giấy sạch để lau khô.
Bạn có thể dạy con trẻ rửa tay theo mẹo dưới đây:
Rửa tay quá nhiều có sao không?
Rửa tay để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh là một điều tốt, nhưng rửa tay quá nhiều lại có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh. Bởi lẽ, khi bạn rửa tay quá thường xuyên, nó sẽ loại bỏ dầu bảo vệ trên da của bạn và làm tăng nguy cơ khô da, nứt nẻ da và phá vỡ vi khuẩn. Đặc biệt, rửa tay quá nhiều có thể gây viêm da tiếp xúc bởi các chất gây kích ứng (một tình trạng dẫn đến ngứa ngáy, đỏ ửng, bỏng rát, nứt nẻ trên da).
Bên cạnh đó, không phải tất cả các vi khuẩn sống trên da của bạn là hại khuẩn. Rửa tay quá nhiều làm mất cân bằng vi khuẩn trên da, khiến hại khuẩn gây bệnh hoành hành mạnh hơn.
Bình luận của bạn