Cây sa sâm phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng vùng cát biển, có dược tính quý giá
Nhận diện sâm Ngọc Linh - dược liệu quý hiếm và đắt đỏ
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư từ các hoạt chất, dược liệu tự nhiên
Đắk Nông: Tiềm năng phát triển vùng dược liệu, khám chữa bệnh y học cổ truyền
Xây dựng kinh tế dược liệu: Những khó khăn nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Sa sâm có tên khoa học là Launaea Sarmentosa, hay còn gọi là sâm biển/sâm cát, rau chân vịt, hải cúc… Trong bút tích của Bản thảo Triều Nguyễn, sa sâm đã từng được sử dụng để chữa bệnh cho các thành viên trong hoàng cung. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, sa sâm Việt có các thành phần dược liệu như saponin, polyphenol, flavonoid có khả năng chống ung thư, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, bảo vệ chức năng gan, tim mạch và hô hấp.
Cây sa sâm phát triển và thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cát biển khô cằn, khắc nghiệt. Nước ta sở hữu đường bờ biển dài, vì vậy, việc khôi phục và nhân giống cây sa sâm bản địa có thể đem lại nhiều tiềm năng sinh học – kinh tế. Một trong các doanh nghiệp tiên phong trong nghiên cứu cây sa sâm Việt Nam là Công ty Cổ phần Tập đoàn Ssavigroup.
Tại Hội thảo "Ngành Thực phẩm chức năng: Ngành Kinh tế Y tế" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức, ông Phù Tường Nguyên Dũng - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Ssavigroup báo cáo tham luận về cây dược liệu sa sâm: "Có thể nói rằng Việt Nam là một quốc gia mạnh về dược liệu, tuy nhiên chúng ta cũng chưa làm được những giá trị cho nền kinh tế. Theo thống kê của Viện Dược liệu Việt Nam, Bộ Y tế, nước ta đã chiếm hơn 12% dược liệu của thế giới. Thực tế là Việt Nam đang đi nhập khẩu dược liệu, trong khi chúng ta sở hữu tiềm năng để xuất khẩu và phát triển dược liệu. Một trong số những "vùng đất bị bỏ quên" mà có thể trồng dược liệu là vùng cát biển khô cằn, nắng gió, khắc nghiệt."
Ông Phù Tường Nguyên Dũng phân tích, tại khu sinh thái rừng ngập mặt, mùa mưa thì cát trôi, mùa nắng thì bắt đầu hoang hóa. Khí hậu càng khắc nghiệt thì cho ra cây dược liệu càng quý giá. Với niềm tin đó, công ty đã có hơn 10 năm dày công nghiên cứu, di thực nhiều dược liệu về trồng thử nghiệm, và thành công nhất là cây sa sâm Việt.
Cây sa sâm trồng trên vùng cát biển tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có hàm lượng saponin cao. Qua khảo sát trên trọng lượng lá khô, có thời điểm hàm lượng saponin lên đến 16,9%, polyphenol 290,9mg/g và hàng loạt các hoạt chất, vitamin quan trọng khác. Một phần là nhờ điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lượng tia cực tím (UV) quanh năm ở mức cao, khiến sa sâm sản sinh ra polyphenol để tự kháng lại môi trường. Hàm lượng các hoạt chất thực vật có trong cây Sa sâm Việt không hề thua kém với một số loại dược liệu hiện nay như sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Ngọc Linh, táo đỏ...
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ssavigroup chia sẻ, doanh nghiệp đang thực hiện dự án xây dựng bảo tàng dược liệu vùng cát biển với mục tiêu bảo tồn dược liệu quý, phục vụ sức khỏe cộng đồng, hướng tới tương lai bền vững cũng như khẳng định giá trị sản phẩm của Việt Nam trên "bản đồ dược liệu" thế giới.
Năm 2019, công trình nghiên cứu sa sâm Việt của Ssavigroup đã được công bố trên Tạp chí khoa học quốc tế Iop Conference Series: Materials Science and Engineering (SCOPUS). Hoạt chất chiết xuất từ lá sa sâm Việt có cơ chế chống viêm rất tốt, đã được Đại học Cần Thơ - Đại Học Kyoto (Nhật Bản) chứng minh và đăng trên tạp chí khoa học quốc tế. Dựa trên các hoạt chất có đặc tính sinh học quý giá, Ssavigroup đã nghiên cứu và bào chế thành công 10 loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ sa sâm.
Bình luận của bạn