Sâm Ấn Độ và những lợi ích tuyệt vời cho não bộ

Sâm Ấn Độ có thể giúp giảm rối loạn lo âu, chống trầm cảm

Trà sâm Ấn Độ giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng

11 lợi ích của sâm Ấn Độ cho não bộ, tuyến giáp và cả cơ bắp

Sâm Ấn Độ tốt cho đời sống tình dục của nam giới thế nào?

Sâm Ấn Độ có lợi ích gì cho người bệnh Parkinson?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sâm Ấn Độ có khả năng bảo vệ thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ, giảm tình trạng stress oxy hóa trong não và ngăn ngừa thoái hóa tế bào thần kinh. Những lợi ích này có thể giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt tốt cho những người cao tuổi.

Dưới đây là một vài lợi ích của sâm Ấn Độ cho não bộ bạn không nên bỏ qua:

Giúp giảm rối loạn lo âu, giảm căng thẳng, stress

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLOS One (Mỹ) cho thấy, sâm Ấn Độ có đặc tính giúp thư giãn, an thần tốt và có thể được sử dụng để giảm rối loạn lo âu một cách tự nhiên, hiệu quả.

Sâm Ấn Độ có thể giúp giảm rối loạn lo âu, giảm căng thẳng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, bổ sung chiết xuất sâm Ấn Độ trong vòng 5 ngày có thể giúp ức chế sản sinh hormone cortisol (hormone căng thẳng), giảm nồng độ cortisol tới gần 26%; Giảm mức độ căng thẳng tới 80%. Hiệu quả này cũng tương đương với một số loại thuốc an thần (như Lorazepam), thuốc chống trầm cảm (như Imipramine).

Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Các nhà khoa học từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) cho biết, thảo dược sâm Ấn Độ có thể giúp khắc phục các rối loạn giấc ngủ. Theo đó, lá sâm Ấn Độ có chứa triethylene glycol - một hoạt chất có thể giảm mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu mà không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Giúp giảm trầm cảm

Rễ sâm Ấn Độ có đặc tính chống trầm cảm mạnh mẽ

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Người bị trầm cảm cũng thường hay bị mất ngủ, mệt mỏi mạn tính hơn người bình thường.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Phytomedicine (Hà Lan) cho thấy, rễ sâm Ấn Độ có đặc tính chống trầm cảm mạnh mẽ, giúp ổn định tâm trạng cho người bị trầm cảm. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Physiology and Pharmacology (Ấn Độ) cũng cho thấy, sâm Ấn Độ có hiệu quả giảm trầm cảm tương đương với thuốc Diazepam (thuốc an thần) trong một số trường hợp.

Ngăn ngừa thoái hóa tế bào não

Thường xuyên thấy căng thẳng, tiếp xúc với các hormone căng thẳng có thể khiến não bộ, hệ thần kinh bị tổn thương từ từ. Sâm Ấn Độ có thể bảo vệ não bộ bằng cách ngăn ngừa thoái hóa tế bào não, từ đó phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Huntington và bệnh Parkinson.

Theo một nghiên cứu của Đại học bang Michigan (Mỹ), withanamides - một chất chống oxy hóa có trong sâm Ấn Độ có thể giúp ngăn ngừa khởi phát các bệnh thoái hóa thần kinh (như Alzheimer), ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là bởi sâm Ấn Độ có thể làm chậm, ngăn suy giảm thần kinh. Loại thảo dược này cũng giúp chống lại tình trạng các tế bào thần kinh bị teo lại, giảm tình trạng mất đi các synap - các mối nối thần kinh trong não.

Giúp cải thiện khả năng nhận thức

Các nhà khoa học cho rằng, withanolide - các hoạt chất steroid trong sâm Ấn Độ có thể cải thiện khả năng nhận thức bằng cách thúc đẩy sự phát triển tế bào, ngăn ngừa sự tích tụ các protein có thể gây hại cho não bộ.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dietary Supplements (Anh) cho thấy, sâm Ấn Độ có thể giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung, tốc độ xử lý thông tin cho những người bị suy giảm nhận thức nhẹ.

Thêm vào đó, sâm Ấn Độ có thể giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện chức năng não bộ bằng cách làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine và GABA, giúp tăng nồng độ oxy trong não.

Nếu muốn bổ sung chiết xuất sâm Ấn Độ, bạn nên bắt đầu với liều từ 300 - 500mg/ngày, với tỷ lệ withanolide trong khoảng từ 5 - 10%. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai, người đang dùng một số loại thuốc an thần khác không nên tự ý bổ sung chiết xuất sâm Ấn Độ khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia y tế.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất