Uống rượu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Podcast: Uống nhiều nước để giải rượu nhanh có hiệu quả không?
Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang uống rượu bia quá mức
Mẹo đánh bay “bụng bia” mà không cần cắt giảm hoàn toàn rượu, bia
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Medicine đã xem xét dữ liệu của Chính phủ Mỹ từ năm 1999 đến 2020. Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu tăng gấp đôi, từ 10,7 lên 21,6 trên 100.000 trường hợp. Số ca tử vong liên quan đến rượu tăng vọt từ 19.356 lên 48.870.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện của họ chỉ ra những thách thức về sức khỏe và cần đến các biện pháp can thiệp có mục tiêu. Một số yếu tố như béo phì, đái tháo đường và tổn thương gan có thể làm tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu.
Theo tiến sĩ Charles Hennekens, tác giả nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên nhận ra rằng uống nhiều rượu là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong sớm, đau tim và đột quỵ.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, nam giới và nữ giới trong độ tuổi 55-64 có tỷ lệ tử vong tăng mạnh nhất. Nam giới có tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu cao nhất trong thời gian nghiên cứu, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tử vong cũng tăng đáng kể, từ 4,8 lên 12 trên 100.000 trường hợp.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, việc sử dụng rượu và tác động đến sức khỏe có sự khác biệt đáng kể trên toàn thế giới. Theo báo cáo, năm 2019 Latvia là quốc gia có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người hàng năm cao nhất với 13,2 lít; Tiếp theo là Pháp với 12,2 lít và Mỹ với 10 lít.
Latvia cũng đứng thứ 3 về tổng số ca tử vong liên quan đến rượu. Tuy nhiên, dù sử dụng rượu nhiều nhưng Pháp có tỷ lệ tử vong liên quan đến tim thấp, riêng số ca mắc bệnh gan thì vẫn cao. Ngược lại, nam giới Nga uống nhiều rượu có tỷ lệ tử vong liên quan đến tim cao hơn.
Tiến sĩ Charles Hennekens nhấn mạnh, việc tiêu thụ một lượng rượu nhỏ mỗi ngày và lượng lớn hơn có thể tạo ra sự khác biệt trong ngăn ngừa bệnh tật và gây tử vong sớm.
Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trên Tạp chí The Lancet Public Health, không có ngưỡng rượu nào là an toàn. Vì vậy, tốt nhất là không nên uống rượu. Với những người chọn uống rượu nên hạn chế uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.
Bình luận của bạn