Cảnh giác với sốt rét khi đi du lịch

Du lịch khám phá thiên nhiên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sốt rét

Điều trị Covid-19: Tuyệt đối không dùng chung thuốc sốt rét và thuốc đái tháo đường

Sốt xuất huyết và sốt rét gây hại thế nào cho phụ nữ mang thai?

WHO khuyến nghị vaccine ngừa sốt rét, sốt xuất huyết mới cho trẻ em

Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét

Sốt rét – Căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do các loài ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền thông qua trung gian là muỗi Anopheles. Muỗi Anopheles mang theo ký sinh trùng gây bệnh truyền từ người bị sốt rét hoặc từ khỉ sang người lành. Muỗi Anopheles phân bố rộng khắp trên nhiều tỉnh thành nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi và các vùng ngập nước, với 3 loài phổ biến nhất là: Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus.

Muỗi Anopheles là trung gian truyền ký sinh trùng sốt rét sang người

Muỗi Anopheles là trung gian truyền ký sinh trùng sốt rét sang người

Muỗi Anopheles minimus tập trung chủ yếu ở vùng rừng núi có độ cao dưới 1.000 mét thuộc phía Bắc nước ta. Muỗi Anopheles dirus phân bố ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Trong khi đó, Anopheles epiroticus được tìm thấy nhiều ở các vùng nước lợ ven biển khu vực Nam Bộ.

Thời gian ủ bệnh trung bình của sốt rét là từ 7-14 ngày. Người mắc ký sinh trùng sốt rét thường có những biểu hiện theo chu kỳ như: Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi. Những triệu chứng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nó phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh của ký sinh trùng và số lượng vi khuẩn mà bệnh nhân đã tiếp xúc. Các triệu chứng nghiêm trọng khác mà người bệnh có thể cảm nhận bao gồm: Nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu, xanh xao, vàng da, chảy máu đốm hoặc chảy máu bất thường, phân có máu, mất ý thức, không nhạy cảm với các kích thích và hôn mê.

Nguy cơ mắc sốt rét khi đi du lịch

Tại Việt Nam, bệnh sốt rét lưu hành quanh năm tại các tỉnh rừng núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những vùng miền này có đặc điểm khí hậu, môi trường và địa hình được xem là thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi Anopheles – tác nhân chính truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây chính là những nơi tập trung nhiều điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nhiều điểm thu hút du lịch nằm ở vùng sâu, vùng xa, vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác phòng chống sốt rét tại các địa phương. Trong khi đó, không phải tất cả những người tham gia vào các chuyến phiêu lưu dài hơi khám phá núi rừng đều trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức và biện pháp phòng tránh bệnh đúng cách.

Ngoài ra, các hành trình du lịch xuyên rừng, đi bộ lên các vùng đồi núi kiểu trekking thường diễn ra trong nhiều ngày. Thời gian lưu trú kéo dài này cũng tạo điều kiện khiến du khách tiếp xúc với muỗi lâu hơn. Từ đó, nguy cơ lây nhiễm sốt rét gia tăng.

Giải pháp nào giúp phòng ngừa sốt rét khi đi du lịch?

Có thể thấy, cơ chế lây bệnh chủ yếu của sốt rét là qua vết muỗi đốt. Do vậy, để ngăn chặn tình trạng mắc và lây lan của ký sinh trùng Plasmodium, cần thúc đẩy thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc với muỗi.

Khách du lịch, đặc biệt khi di chuyển đến các khu vực rừng núi hay ngập nước, cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị muỗi đốt bằng các biện pháp khác nhau như: Mang theo màn, thuốc chống muỗi, dụng cụ y tế, mặc quần áo dài tay và đi tất che kín cơ thể. Không nên hạ trại nghỉ ngơi tại các chỗ ẩm ướt hay gỗ mục vì đây là nơi trú ngụ ưa thích của nhiều loại muỗi truyền bệnh và côn trùng. Đặc biệt, trước khi di trú đến các điểm đến có sốt rét lưu hành, du khách nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế để được cấp thuốc phòng ngừa sốt rét.

Trong trường hợp bị muỗi rừng đốt trong chuyến dã ngoại, cần bình tĩnh và thực hiện sát trùng vết cắn bằng cách thoa nước muối hoặc chút vỏ chanh. Ngoài ra, thoa một chút kem đánh răng cũng giúp làm dịu bớt vết rát ngứa. Đặc biệt, đối với người đi xuyên rừng hay leo núi dài ngày, việc đem theo Aspirin là vô cùng cần thiết để phòng chống căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Nếu trong hoặc sau chuyến hành trình, người tham gia biểu hiện các triệu chứng cảnh báo sốt rét, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời phát hiện và chữa trị. Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng phác đồ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục. Điều này góp phần giảm thiểu nguồn lây nhiễm và cắt đứt sự truyền bệnh của ký sinh trùng.

 
Trang Hương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm