Nghỉ lễ 30/4 đi đâu chơi miền Bắc: Gợi ý 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Bản đồ 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam đáng để các phượt thủ khám phá dịp lễ 30/4 tới đây (Ảnh: Viet Trekking)

Fansipan mai này có còn bình yên?

Bạn có biết các bãi biển này được Lonely Planet đánh giá là đẹp nhất Đông Nam Á?

Đi dọc bản Mường Hòa Bình

Gợi ý các trải nghiệm trong 24 giờ tại Thủ đô Bangkok

Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam dưới đây đều nằm ở miền Bắc, với 9/10 đỉnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình hiểm trở và là ước mơ chinh phục của nhiều bạn trẻ đam mê khám phá. Tin chắc đây sẽ là "gợi ý" đáng để các bạn trẻ đưa vào danh sách điểm du lịch cho đợt nghỉ lễ sắp tới!

1. Fansipan - Lào Cai

Nổi tiếng với cái tên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3.143m so với mực nước biển. Đỉnh Fansipan cách thị trấn Sapa khoảng 10km về phía Tây Bắc. Ngoài đường đi cáp treo từ trung tâm Sapa - con đường dễ dàng và thuận tiện nhất cho khách du lịch, bạn có thể trải nghiệm đường bộ để leo lên đỉnh núi này bằng tuyến Trạm Tôn hoặc Cát Cát.

Con đường lên đỉnh núi Fansipan cực kỳ hùng vĩ, mây trắng bồng bềnh, khu rừng đỗ quyên đẹp đến mê hồn hay khu rừng tùng, rừng trúc rậm rạp như lạc vào miền cổ tích. Để chinh phục được đỉnh núi này bằng đường bộ, bạn sẽ trải qua nhiều thử thách lớn như: đường núi trơn trượt, có đoạn phải leo qua vách đá để đi, có đoạn phải bám vào các dây mới có thể vượt qua được.

1 núi

2. Đỉnh Pu Si Lung - Lai Châu

Nóc nhà của biên giới Việt Nam này tọa lạc ở huyện Mường Tè, Lai Châu. Pu Si Lung là đỉnh nằm trên biên giới Việt – Trung với độ cao 3.083m và có quãng đường trekking rất dài, khắc nghiệt bậc nhất Tây Bắc. Đây là đỉnh núi duy nhất không thuộc dãy Hoàng Liên Sơn nằm trong Top 10 này.

2 núi

3. Đỉnh Pu Ta Leng - Lai Châu

Nằm trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, núi Pu Ta Leng sở hữu độ cao 3.049m và là cung leo núi dài, địa hình "khó nhằn" với dốc núi dựng đứng. Trên hành trình chinh phục ngọn núi này, bạn sẽ được đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh với những loại thực vật đa dạng, những khúc suối trong vắt, những mảnh rừng trúc, những gốc cây đỗ quyên cổ thụ,…

3 núi

4. Dãy Ky Quan San (hay Bạch Mộc Lương Tử) - Lào Cai

“Bạch Mộc Lương Tử” được sử dụng quá phổ biến bởi các nhà leo núi; nhưng tên gọi chính xác của ngọn núi này là Ky Quan San, với độ cao 3.046m. Tọa lạc ở bản Ky Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai; ngọn núi này gần đây nổi lên là một trong những điểm đến “săn” mây đẹp nhất miền bắc.

4 núi

5. Đỉnh Khang Su Văn (tên gọi khác: Phàn Liên San hay U Thái San) - Lai Châu

Đỉnh núi sở hữu độ cao 3.012m này nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Sau khi được dân leo núi chinh phục lần đầu vào giữa năm 2015, đây nhanh chóng trở thành điểm đến của dân trekking do đi qua khu rừng nguyên sinh với với những thân cây khổng lồ được rêu phủ kín.

5 núi

6. Tả Liên Sơn - Lai Châu

Còn có tên gọi khác là Cổ Trâu, đây là đỉnh núi cao nhất khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu với độ cao 2.996m. Đến đây leo núi, bạn không thể bỏ qua cảnh đẹp tự nhiên độc đáo của rừng Tả Liên, nơi còn rất hoang sơ với những gốc cây cổ thụ hàng trăm tuổi rêu phong đầy ma mị. Leo núi Tả Liên không quá khó và có 2 thời điểm đẹp nhất là vào tháng 4-5 (mùa hoa đỗ quyên), đúng đợt nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5 tới đây và tháng 9-10 khi rừng phong chuyển màu.

6 núi

7. Đỉnh Phú Lương (hay còn gọi là Tà Chì Nhù) - Yên Bái

Nóc nhà của tỉnh Yên Bái có độ cao 2.979m nằm ở khu vực xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, được du khách chinh phục lần đầu tiên vào năm 2013 và được mệnh danh là "thiên đường mây nơi hạ giới". Ngọn núi này nổi tiếng trong giới du lịch là một trong những địa điểm săn mây lý tưởng và màu tím nhạt của hoa chi pâu phủ đầy lối đi vào dịp cuối thu.

7 núi

8. Đỉnh Pờ Ma Lung - Lai Châu

Còn được biết đến với tên gọi là đỉnh Bạch Mộc Luơng Tử, ngọn núi này có độ cao 2.967m và là một trong những ngọn núi mới được khám phá cách đây chưa lâu. Tuy chỉ đứng thứ 8 trong danh sách về độ cao, nhưng độ khó để chinh phục đỉnh núi này lại khá lớn: cao độ mà người leo phải vượt qua là rất lớn, gần 2.200m (từ 800m so với mặt nước biển lên gần 3.000m), và cuộc hành trình hơn 40km đường rừng núi. 

8 núi

9. Đỉnh Nhìu Cồ San - Lào Cai

Với độ cao 2.965m, đỉnh núi cao thứ 9 này mang tên gọi theo tiếng dân tộc Mông - Nhìu Cồ San nghĩa là "Sừng Trâu" - thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Ngọn núi này vẫn giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú. Thêm vào đó, cung đường leo núi còn đi qua con đường đá cổ Pavi xuyên rừng phong dài tới 80km được người Pháp cho xây dựng từ năm 1927.

image

10. Chung Nhía Vũ - Lai Châu

Với độ cao 2.918m, Chung Nhía Vũ là ngọn núi cuối cùng trong danh sách, tọa lạc ở xã Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu. Đường đi Chung Nhía Vũ so với các tuyến trên là ngắn và không quá khó, chủ yếu men theo suối, những cánh rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn với cây to thân gỗ cao đến 50m. Nhờ đó, đây là điểm rất thu hút cộng đồng phượt thủ khắp 3 miền đến chinh phục.

10 núi
 
Phiêu Link (TH)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa