Sốt xuất huyết có thể trở thành dịch năm 2022

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra

7 cách đơn giản để đuổi muỗi, phòng ngừa sốt xuất huyết

CẢNH BÁO: Dịch sốt xuất huyết đang quay trở lại!

Cứu sống trẻ bị tăng men gan gấp 100 lần do tái nhiễm sốt xuất huyết

TP.HCM: 79 ổ dịch sốt xuất huyết, báo động dịch tay chân miệng

Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết

Những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường trú ngụ và cách xử trí

Sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm chưa có vaccine và thuốc đặc trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Ảnh 1

Sốt xuất huyết là bệnh do bị nhiễm virus Dengue và muỗi vằn là động vật trung gian truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Tại Việt Nam, theo chu kỳ 3-5 năm, sốt xuất huyết sẽ bùng phát thành dịch lớn và đỉnh dịch rơi vào khoảng tháng 6-7. Cuộc sống đang bước vào thời kỳ bình thường mới sau đại dịch COVID-19, nhu cầu đi lại tăng cao, khiến cho mầm bệnh sốt xuất huyết càng dễ phát tán. Đáng nói là các hoạt động phòng chống lại dịch bệnh này bị gián đoạn trong hơn 2 năm qua vì ảnh hưởng từ COVID-19.

GS.TS Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “Sốt xuất huyết trở thành dịch khi mất cân bằng giữa ba yếu tố: Thứ nhất là tác nhân gây bệnh, ở đây là virus sốt xuất huyết. Thứ hai là vec tơ - muỗi vằn và thứ ba là khối cảm thụ tức là con người. Đối với vec tơ truyền bệnh là muỗi vằn thì chúng ta phải kiểm soát chúng bằng cách xử lý vệ sinh môi trường, hạn chế sự phát triển của loăng quăng, bọ gậy.”

Nỗi lo bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết

Vào ngày 10/6, Bộ Y tế công bố thống kê của HCDC, trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021 là 7.039 ca. Số ca sốt xuất huyết nặng là 209 ca, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính từ ngày 27/5 đến 2/6, TP.HCM ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, giảm 10 ổ dịch mới so với tuần 21.

Liên quan đến số ca nặng tăng so với năm 2021, qua giám sát của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy, về cơ bản chưa có sự biến thể của virus sốt xuất huyết tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó cần có các biện pháp tổng thể, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và ý thức của người dân trong phòng chống sốt xuất huyết.

Ngăn chặn dịch bệnh bùng phát

Ảnh 2

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết (nguồn ảnh: Thông tấn xã Việt Nam – Bộ Y tế)

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng tránh sốt xuất huyết, người dân nên chủ đồng phòng chống, phát hiện sớm các ổ loăng quăng, bọ gậy và thường xuyên vệ sinh nhà, môi trường xung quanh.

Ngăn ngừa muỗi sinh sản: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, thả cá vào lu, chum, vại, bể nước/hồ nước, lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng, phát quang vườn rậm, bụi cây ẩm thấp.

Phòng muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả ban ngày; Diệt muỗi bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện muỗi và phối hợp với Chính quyền địa phương phun hóa chất diệt muỗi,… Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi.

Phòng lây lan dịch từ người bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.·       

Đặc biệt khi thấy các triệu chứng sốt, nổi ban đỏ diễn ra phải đến cơ sở y tế, tránh để bệnh nặng mới đến viện.

 

Thu Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp