Người mang yếu tố di truyền, nếu không có yếu tố khởi động thì bệnh cũng không phát ra, hoặc đã phát bệnh thì cũng không làm trầm trọng bệnh lên. Các yếu tố khởi động gồm: stress, chấn thương da (giã chà xát…), nhiễm khuẩn khu trú, do sử dụng một số thuốc, một số thức ăn.
Mặc cảm “bệnh xấu xí”; gánh nặng về tài chính do phải điều trị suốt đời; phải trải qua nhiều đợt điều trị, nhiều cơ sở điều trị, nhiều bác sĩ điều trị, không thoải mái trong quan hệ xã hội, vợ chồng , bạn bè…do các tổn thương xuất hiện ở vùng hở là nhữngnguyên nhân chủ yếu gây stress cho người bị bệnh vẩy nến.
Bệnh vảy nến không phải là một bệnh nhiễm trùng nên bệnh không lây khi tiếp xúc với người bệnh kể cả ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường. Bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa.
Theo PGS.TS Đặng Văn Em – Trưởng Khoa Da Liễu- dị ứng –BV TW 108 cho biết chiến lược điều trị gồm 2 giai đoạn: tấn công (làm sạch hoặc giảm tổn thương đến mức phù hợp) và duy trì (duy trì sự làm sạch và giảm bệnh đó) với 2 phương pháp chính:
-Điều trị dùng thuốc: Theo bậc thang điều trị với thuốc tại chỗ và toàn thân.
-Điều trị không dùng thuốc: Bệnh vảy nến có các yếu tố khởi động gây khởi phát hoặc tái phát bệnh rất rõ rệt như yếu tố stress, nhiễm khuẩn TMH, chấn thương da, một số thuốc, thực ăn… Nhiệm vụ của người bệnh và bác sĩ là phải xác định được yếu tố khởi động chính trên từng người bệnh cụ thể để có biện pháp ngăn chặn yếu tố khởi động đó. Ví dụ: Người bệnh có yếu tố tâm lý cần được giải thích để hiểu và có điều chỉnh trong tâm lý và công việc, giải thích cho người bệnh những điều cần tránh thậm chí thay đổi cách sinh hoạt cho phù hợp với bệnh tật…
Người bị vẩy nến phải luôn hiểu rõ bệnh của mình, trong đó cần xác định rõ yếu tố tác động đến bệnh của chính mình. Cụ thể:
- Xác định các thực ăn, uống, mùa nào… sẽ làm bệnh mình tái phát.
- Các chế dộ dinh dưỡng cần ăn cân đối, tăng rau quả hạn chế đường, mỡ.
- Không kỳ cọ, chà xát, không cố gắng làm bong vảy.
- Không tắm nước nóng.
- Vệ sinh răng, miệng, tai mũi họng tốt, nếu có bệnh phải được khám-điều trị theo chuyên khoa.
- Không sử dụng một số thuốc: chống viêm không steroid, chống sốt rét, chẹn beta, và kháng sinh nhóm β-lactam…
- Vận động thể thao là cần thiết nhưng phải phù hợp tuổi, bệnh kết hợp khác.
Bình luận của bạn