Sử dụng Steroid tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thuốc chống viêm Steroid dễ gây nhiễm trùng

Viêm khớp dạng thấp không điều trị nguy hiểm thế nào?

8 bài tập tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Nên làm gì khi đang sử dụng thuốc steroid đường uống?

Làm gì để tăng cường miễn dịch khi đang dùng thuốc steroid?

Steroid là thuốc giảm đau, chống viêm mạnh, thường được sử dụng đối với những bệnh nhân có bệnh tự miễn như: viêm bệnh thấp dạng khớp, đa xơ cứng, lupus... Tuy nhiên, sử dụng steroid trong thời gian dài có thể xảy ra biến chứngnhiễm trùng, hoại tử vô mạch...

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada (CMAJ), các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds ở Anh đã tìm thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa glucocorticoids - một loại steroid nhân tạo xuất hiện tự do trong cơ thể và các dạng nhiễm trùng của hai bệnh thấp khớp thường gặp:

Đau đa cơ do thấp khớp có biểu hiện khởi phát: Đau cơ bắp và căng cứng ở cơ vai và xương chậu, kèm theo các triệu chứng sốt, mệt mỏi, chán ăn và giảm cân. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị bại liệt.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) là tình trạng viêm ở lớp biểu mô của lòng mạch khiến cho lòng mạch bị hẹp lại, làm giảm lưu lượng máu qua mạch, từ đó làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết cung cấp cho các mô. Biểu hiện của bệnh này là giảm thị lực, đau bất thường vùng thái dương, đau đầu, đau da đầu, đau hàm... Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới mù lòa.

Cả hai bệnh đều sử dụng steroid để điều trị.

Steroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh

Để nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Leeds đã phân tích hồ sơ sức khỏe của gần 40.000 người mắc bệnh viêm đa cơ (PMR) hoặc viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) ở Anh trong giai đoạn 1997-2017. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân sử dụng steroid đường uống có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với khi họ ngừng dùng thuốc: 55,7% bệnh nhân bị nhiễm trùng ít nhất một lần; 26,7% bệnh nhân nhập viện và 7,3% đã chết trong vòng 7 ngày sau khi chẩn đoán.

Chưa kể, theo ông Mar Pujades-Rodriguez thuộc Viện Phân tích dữ liệu của Leeds, “Trong thời gian dùng thuốc theo đơn, nguy cơ nhiễm trùng của bệnh nhân cao hơn 50% so với khi chưa dùng, mức độ rủi ro tăng từ 48% lên đến 70%”. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp dưới chiếm 27%, viêm kết mạc chiếm 9% và bệnh zona chiếm 7%.

Các thuốc steroid được xem xét trong nghiên cứu bao gồm: Prednisolon, prednison, hydrocortison và cortisone.

Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ nhiễm trùng tỷ lệ thuận với liều lượng sử dụng steroid. Thậm chí, nghiên cứu đã ghi nhận bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng tăng cao ngay cả khi dùng liều thấp hàng ngày dưới 5mg prednisolon. Mỗi 5mg liều thuốc tăng lên thì nguy cơ nhiễm trùng tăng thêm 13%.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng theo thời gian sử dụng steroid. Đối với những người dùng liều cao trên 25mg mỗi ngày, nguy cơ nhiễm trùng tăng gần 3 lần sau một năm theo dõi. Các bệnh nhân và bác sỹ lâm sàng nên được cảnh báo về nguy cơ nhiễm trùng, xác định triệu chứng để điều trị, tiêm phòng kịp thời và theo dõi tiền sử nhiễm trùng mạn tính.

Thuốc steroid có hiệu quả trong việc giảm viêm và các triệu chứng đau xương khớp, nhưng chúng cũng làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Bệnh nhân đang dùng corticosteroid không nên ngừng hoặc thay đổi liều mà không hỏi ý kiến ​​bác sỹ, theo ông Pu Puades-Rodriguez.

Đồng thời, ông Pujades-Rodriguez cảnh báo nguy hiểm khi bệnh nhân đột ngột ngừng sử dụng steroid. Lưu ý rằng steroid được sử dụng làm phương pháp điều trị để ức chế steroid tự nhiên do cơ thể sản xuất. Cách ngừng sử dụng đúng đắn nhất là giảm liều từ từ để cơ thể có thời gian điều chỉnh và tái sản xuất lại các steroid tự nhiên.

Phạm Mơ H+ (Theo Medicine News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp