Bé đã "lao động" hết mình trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong bụng mẹ, bé cũng có rất nhiều trò giải trí đấy nhé!

Kỳ diệu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên

3 tháng giữa thai kỳ, con đã phát triển thế nào?

Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng đến giới tính thai nhi

7 điều thai nhi sợ khi ở trong bụng mẹ

Thai nhi 25 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 750gr, dài 35cm. Nếu là bé trai, trong khoảng 2 – 3 ngày, tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu. Trong tuần thai này, bé cũng hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối – việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi.

Thai nhi 26 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 900gr, dài khoảng 36cm. Bé đã biết mở và nhắm mắt, ngủ - thức đều đặn. Bé cũng hay bị nấc cụt, mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút. Mẹ sẽ cảm thấy hơi nhột nhột một chút.

Thai nhi 27 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 1kg, dài hơn 37cm.

Bé đã mọc lông mi, đã có thể nhấp nháy mắt. Cơ thể cũng tăng cường khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị đón chào cuộc sống mới. Lúc này, thị lực của bé đã phát triển gần hoàn thiện, bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Nếu bố mẹ có làm chuyện ấy, có thể bé cũng nhìn thấy đó!

Thai nhi 28 tuần tuổi

Bé nặng gần 1,1kg, dài hơn 38cm. Các cơ bắp của bé phát triển hoàn thiện hơn. Bộ não của bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Thời điểm này, bé cũng hấp thụ rất nhiều calci để phát triển bộ xương. Vì vậy, giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm nhiều calci, protein, vitamin C, acid folic, sắt giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Thai nhi 29 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 1,4kg, dài khoảng 40cm. Thị lực của bé vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Bé ngủ rất nhiều. Ngay cả khi sinh ra, bé vẫn ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực – tức là bé chỉ nhìn thấy những thứ cách mắt mình khoảng 10 – 20cm mà thôi.

Thai nhi 30 tuần tuổi

Bé dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg.

Bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia nhìn ngắm. Bé có thể ngọ nguậy, đạp và lộn nhào trong bụng mẹ. Chất béo tích tụ dưới da nên tay chân và than mình trở nên đầy đặn hơn.

Thai nhi 31 tuần tuổi

Bé dài khoảng 42,5cm, nặng khoảng 1,7kg, chiếm nhiều không gian trong tử cung, lượng nước ối ít dần đi. Bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn hơn.

Thai nhi 31 tuần tuổi đã bắt đầu có móng tay, móng chân

Thai nhi 32 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 1,8kg, dài hơn 43cm.

Khung xương đã cứng cáp hơn, da cũng không còn nhăn nheo nữa. Xương trên hộp sọ của bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau, để khi sinh, bé có thể chui dễ dàng qua âm đạo của mẹ.

Thai nhi 33 tuần tuổi

Bé đã nặng khoảng 2,1kg, dài 46cm.

Lớp mỡ dưới da của bé ngày càng nhiều hơn, giúp bé trông tròn trĩnh hơn. Lớp mỡ này cũng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Ở tuổi thai này, hệ thần kinh trung ương và phổi của bé cũng đang dần hoàn thiện.

Thai nhi 34 tuần tuổi

Bé đã dài hơn 46cm, nặng 2,4kg. Lúc này, bé sẽ ít nhào lộn hơn, bởi bé chiếm nhiều chỗ trong tử cung nên rất khó để hiếu động như trước. Tuy nhiên, bé vẫn đạp và cử động chân tay nhiều. Hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

Ở tuần thứ 34, bé ít nhào lộn hơn nhưng vẫn cử động chân, tay nhiều

Thai nhi 35 tuần tuổi

Bé đã nặng khoảng 2,7kg, dài hơn 47cm. Mỗi ngày, bé tăng khoảng gần 30gr. Lớp lông tơ bao phủ quanh cơ thể và lớp sáp bao quanh da đang dần rơi ra, hòa lẫn vào nước ối. Bé sẽ nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác rồi thải ra phân su.

Thông thường, bé nằm trong bụng mẹ với tư thế đầu chúc xuống trong ngôi sinh thuận. Nếu bé quay ngược đầu lên trên, bác sỹ sẽ thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” hoặc đề nghị mẹ sinh mổ.

Thai nhi 36 tuần tuổi

Lúc này, bé đã được coi là đủ ngày đủ tháng. Bé nặng khoảng 2,8kg, dài hơn 48cm. Nhiều bé sinh ra tóc đã dài từ 1,5 – 4cm. Nhưng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc.

Thai nhi 37 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 3kg, dài hơn 50cm. Bé đã biết nắm tay thật chặt. Các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Thai nhi tuần thứ 37 trong bụng mẹ

Thai nhi 38 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 3,2kg, dài hơn 50cm. Các bé trai thường nặng hơn các bé gái một chút. Bé tiếp tục tích thêm lớp mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt khi chào đời. Những lớp biểu bì bên ngoài cũng đang được trút bỏ hết, thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Thai nhi 39 tuần tuổi

Bé nặng 3,4kg và dài hơn 50cm.

Nếu bé chưa chào đời, bạn sẽ được lập hồ sơ sinh lý và thực hiện các xét nghiệm để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh. Bác sỹ sẽ làm vài thử nghiệm để điểm tra và quyết định xem có nên để bạn tiếp tục thai kỳ hay không, qua việc: Khám siêu âm kiểm tra các chuyển động của bé, cử động hít thở, chuyển động cơ ngực, cơ hoành, lượng nước ối, phản ánh nhau thai…

Nếu cơ thể bạn không tự bắt đầu chuyển dạ, bạn sẽ được can thiệp, thường vào khoảng giữa tuần thai thứ 40 và 41.

Thai nhi 40 tuần tuổi

Bé vẫn tiếp tục lớn, có thể nặng 3,6kg.

Nếu quá tuần thai mà bé vẫn chưa chào đời, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn về việc kích sinh hoặc can thiệp. Thông thường, các bác sỹ sẽ không để quá hai tuần từ ngày dự sinh của bạn vì như thế sẽ đặt bạn và bé vào nguy cơ biến chứng cao. Chỉ một số ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn 3 tuần từ ngày dự sinh. Những bé sinh ở 42 tuần trở đi da có thể bị khô, thường quá cân. 

Xem thêm:

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ