- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Em bé phát triển từ khi thụ thai đến tuần thứ 12
Những nguyên nhân làm thai nhi kém thông minh mẹ bầu nên biết
Nước ối dự báo tình trạng của thai nhi
7 điều thai nhi sợ khi ở trong bụng mẹ
Khi nào thai nhi biết máy?
Thai nhi 1 tuần tuổi
Bé yêu 1 tuần tuổi chỉ là một búi nhỏ các tế bào, gọi là túi phôi. Túi phôi chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.
Thai nhi 2 tuần tuổi
Bé yêu là một quả cầu tế bào tí hon gồm vài trăm tế bào (túi phôi) đang nhân lên nhanh chóng. Khi túi phôi đã cư trú trong tử cung của mẹ, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ HCG, báo hiệu buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng tiết hormone estrogen và progesterone, làm tăng lớp niêm mạc để phôi thai có thể bám chắc vào lòng mẹ.
Bé yêu là một quả cầu tế bào tí hon
Thai nhi 3 tuần tuổi
Bé là một phôi thai nhỏ, gồm hai lớp: Nội bì và biểu bì. Từ đây, tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.
Thai nhi 4 tuần tuổi
Bé đã to bằng hạt vừng, trông giống như một con nòng nọc gồm 3 lớp: Ngoại bì, trung bì và nội bì để hình thành các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
Thai nhi 5 tuần tuổi
Bé đã to hằng hạt đậu. Mẹ tin được không, bé đã bắt đầu phát triển mũi, miệng và tai rồi. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi đã bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu. Tay chân bé như những chồi non đang nhú ra.
Tim bé đập khoảng 100 – 160 lần/phút, máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột đang phát triển, các chồi mô hình thành phổi. Tuyến yên, bộ não, cơ bắp và xương đang dần hình thành.
Thai nhi 6 tuần tuổi
Bé đã lớn gần bằng quả nho. Trong tuần này, bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và chân. Nhưng bé vẫn còn dấu tích của một cái đuôi nhỏ, là phần nối dài của xương cụt.
Thai nhi 7 tuần tuổi
Bé bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay, có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân của bé. Ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển và “đuôi” của bé dần biến mất. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo ra hệ thần kinh sơ khai.
Thai nhi 8 tuần tuổi
Bé dài khoảng 2,5cm, to gần bằng quả nho Mỹ, nặng vài gram.
Chân tay bé đã hình thành đầy đủ, nhưng vẫn chưa hoàn thiện hẳn. Tim đã phân chia thành 4 ngăn, các van tim đã hình thành. Đuôi đã hoàn toàn biến mất. Cơ quan sinh dục đã xuất hiện, nhưng chưa phân biệt được giới tính của bé. Đôi mắt của bé đã hình thành đầy đủ, nhưng mí mắt vẫn chưa mở (khoảng 27 tuần tuổi bé mới mở mắt). Miệng, mũi, lỗ mũi đã rõ hơn.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8
Thai nhi 9 tuần tuổi
Bé đã dài khoảng hơn 3cm từ chóp đầu đến mông, nặng chưa đến 7gr.
Các mô và cơ quan trong cơ thể của bé phát triển và trưởng thành nhanh chóng. Thận, ruột, não và gan đã bắt đầu hoạt động. Móng tay và chân đang hình thành. Tay chân có thể uốn cong. Não đang phát triển nên trán bé phình ra to.
Thai nhi 10 tuần tuổi
Bé dài khoảng 4cm. Tay bé có thể xòe ra và nắm lại. Chồi răng nhỏ đã bắt đầu xuất hiện dưới nướu. Một số xương đang bắt đầu cứng lại.
Thai nhi 10 tuần trong bụng mẹ
Thai nhi 11 tuần tuổi
Bé đã lớn gần bằng một quả chanh rồi. Tính từ đỉnh đầu đến chop mông, bé dài khoảng 5cm, nặng 15gr.
Đến tuần thai thứ 11, khuôn mặt của bé đã bắt đầu giống như khi ra đời: Mắt di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt, tai ở đúng vị trí. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, miệng bé sẽ làm những động tác như đang mút.
Thai nhi 12 tuần tuổi
Bé đã dài khoảng 7,6cm, nặng gần 28gr.
Nếu bé là một bé gái, bây giờ đã có hơn 2 triệu quả trứng trong buồng trứng của bé. Các ngón tay nhỏ xíu đã hình thành các dấu vân tay, tĩnh mạch. Các cơ quan nội tạng hiện rõ qua làn da mỏng manh, cơ thể phát triển kích thước tương ứng so với phần đầu.
Bình luận của bạn