7 điều thai nhi sợ khi ở trong bụng mẹ

Mẹ khỏe mạnh để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Calci – Khoáng chất quan trọng của mẹ bầu và thai nhi

6 cách chống dị tật thai nhi mẹ cần biết

Phát triển hệ miễn dịch ở thai nhi

Top 10 thực phẩm cực tốt cho bà bầu

Người mẹ khi mang thai cần chú ý các yếu tố sau, bởi đây là những điều mà thai nhi sợ nhất khi ở trong bụng mẹ:

1. Thai nhi sợ mẹ uống thuốc

Thuốc là một trong những yếu tố ảnh hướng lớn đến sức khỏe thai nhi. Sử dụng thuốc thiếu cẩn trọng có thể làm thai nhi bị dị tật, thậm chí tử vong. Bởi vậy, trong thời gian mang thai, các mẹ sử dụng bất kỳ thuốc nào cũng cần có sự hướng dẫn cẩn thận của bác sỹ, không uống thuốc tùy tiện.

2. Mẹ bị stress

Nhiều người mẹ khi mang thai có tâm lý hay lo âu, mệt mỏi, dẫn tới trầm cảm. Sự thay đổi nội tiết cũng như các yếu tố khác làm người mẹ hay cáu bực, khó chịu. Những cảm xúc của mẹ nếu bị rối loạn trong thời gian dài, thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí hay khóc, dễ bị bệnh, cáu bẳn... và các chứng rối loạn cảm xúc khác.

Tuy nhiên nếu chỉ thỉnh thoảng bị mệt mỏi, stress và người mẹ sớm cân bằng lại trạng thái, thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, khi mang thai, người mẹ cần cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ, thoải mái và cân bằng cảm xúc.

3. Thai nhi sợ tiếng ồn

Khi đến tháng thứ 4, thai nhi có thể nghe được nhịp tim của mẹ và các âm thanh bên ngoài. Nếu môi trường có quá nhiều tướng ồn, những tiếng động lớn và đột ngột, có thể làm thai nhi sợ hãi. Nếu ở trong môi trường tiếng ồn lâu dài, sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của trẻ.

Bởi vậy, khi mang thai, tốt nhất người mẹ nên nghe những bản nhạc du dương, thường xuyên nói chuyện nhẹ nhàng với thai nhi, tránh những môi trường có nhiều tiếng ồn như công trường xây dựng, sân bay, bến xe...

4.  Sợ rượu và thuốc lá

Người mẹ sử dụng quá nhiều rượu, hút thuốc lá làm chậm sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi phát triển không bình thường, thần kinh có vấn đề hoặc có thể dẫn tới khả năng bị sinh non, trẻ sinh bị nhẹ cân hoặc thai chết lưu... Có thể nói, rượu, thuốc lá và các chất kích thích rất nguy hiểm đối với thai kỳ, nên người mẹ cần tránh xa.

5. Yếu tố dinh dưỡng của người mẹ

Nguồn dinh dưỡng của người mẹ là rất quan trọng đối với thai nhi. Nếu mẹ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất giữa mẹ và bé. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ. Ví dụ: Người mẹ bị thiếu acid folic vào đầu thai kỳ, có thể làm thai nhi bị dị tật ống thần kinh... Và ngay cả khẩu vị của người mẹ, cũng có thể truyền qua con thông qua nước ối và sữa mẹ. Nên nếu người mẹ kén ăn, sau này con sinh ra cũng rất kén ăn.

Vì vậy, cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng các mẹ cần lưu ý trong quá trình mang thai.

Nguồn dinh dưỡng của mẹ là yếu tố quan trọng đối với thai nhi

6. Thai nhi không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Có 3 mốc quan trọng mà thai nhi cần được kiểm tra trong quá trình mang thai: Tuần 12, tuần 22, tuần 32. Mỗi giai đoạn lại hình thành và hoàn thiện các cơ quan không giống nhau. Bởi vậy, mẹ cần đi kiểm tra thường xuyên để nắm được tình hình phát triển của bé, từ đó ngăn chặn và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường, để thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

7.  Sợ các chấn động mạnh

Người mẹ khi mang thai nếu bị ngã, tai nạn... có thể bị vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, người mẹ cần cẩn thận khi đi lại, lái xe, không nên đi giày cao gót để tránh té ngã, gây hại cho thai nhi.

Ngọc Hoa H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ