- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Khi một tháng tuổi, bé chỉ có thể nhìn rõ mọi vật ở cách mình 20 - 38cm
Hình ảnh 3D ảnh hưởng đến mắt trẻ?
Điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Video: Phát hiện sớm đái tháo đường ở trẻ với nguyên tắc 4T
4 nguyên tắc giúp trẻ tăng cân
Một tháng tuổi
Hãy dành thời gian lại gần bên con, bởi khi một tháng tuổi, bé chỉ có thể nhìn thấy mọi vật ở cách mình khoảng 20 – 38cm. Khi đôi mắt phát triển, bé sẽ rất thích nhìn vào khuôn mặt của những người xung quanh. Vì thế, bí quyết để “dụ” bé ngủ chính là kề mặt gần sát bé và hát ru.
Hai tháng tuổi
Đây là thời điểm bé phát triển tầm nhìn và cử động tay
Đây là thời điểm để giúp bé phát triển tầm nhìn và các cử động ở tay. Bạn có thể cùng bé chơi trò đập tay nhẹ theo nhịp bài hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước động tác và giọng nói của bạn, đó là cách tốt nhất để bé có thể phối hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ, tay và ánh mắt. Hãy ôm chặt bé và thè lưỡi ra, mở miệng rộng hoặc cười thật thoải mái với bé. Trong vài tháng tới, bé sẽ “sao chép” được những hành động của bạn.
Ba tháng tuổi
Tập cho bé ngẩng đầu bằng gương
Đến đây, bé đã có thể sử dụng bàn tay để nghịch đồ chơi. Hãy khuyến khích sự phối hợp giữa tay và mắt của trẻ bằng cách giơ đồ chơi sặc sỡ lên trên cao để trẻ với. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt gương cao hơn mặt bé (lúc nằm) một chút, bé sẽ rất thích ngắm nhìn khuôn mặt đáng yêu của mình trong gương. Điều này sẽ giúp bé tập ngẩng đầu lên.
Bốn tháng tuổi
Bé đã bắt đầu thể hiện cảm xúc buồn, vui, hạnh phúc
Các kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của bé sẽ phát triển mạnh mẽ khi bốn tháng tuổi. Bé sẽ thể hiện cảm xúc hạnh phúc khi có một món đồ chơi mới hoặc giận dỗi, khóc lóc khi bạn giấu đồ chơi đi. Có thể “máu buồn” của bé cũng sẽ bắt đầu thể hiện trong thời điểm này.
Năm tháng tuổi
Đây là thời điểm giúp bé học nói
Thính giác và thị giác của bé giờ đã phát triển hoàn thiện. Nếu thấy bé bập bẹ nói, hãy thử bắt chuyện và lặp đi lặp lại một âm để giúp bé học nói.
Sáu tháng tuổi
Hãy giúp bé tập di chuyển xung quanh
Sau khi biết bắt chuyện, bé sẽ học cách ngồi lên và di chuyển xung quanh. Hãy giúp bé bằng cách đặt một món đồ chơi trên sàn nhà và khuyến khích bé đến lấy. Lưu ý là ở tầm tuổi này, trẻ có xu hướng cho mọi thứ vào miệng nên bạn chỉ nên cho trẻ đồ chơi to hơn lõi cuộn giấy vệ sinh và phải trông chừng khi bé chơi để đảm bảo an toàn.
Bảy tháng tuổi
Bé bắt đầu cầm, nắm tốt đồ vật
Trong giai đoạn này, hãy kích thích kỹ năng cầm, nắm đồ vật bằng cách cho trẻ nhặt các đồ vật bằng nhựa như thìa hoặc chén nhỏ.
Tám tháng tuổi
Cùng chơi đoán đồ vật với trẻ
Đây là thời điểm để kích thích cảm giác và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Bạn có thể chơi trò “đoán bộ phận” với trẻ, hãy hỏi: “Mũi con đâu?” và chỉ vào mũi bé, lặp lại nhiều lần rồi để bé tự trả lời. Đó là cách để bé hiểu được ý nghĩa của từ.
Chín tháng tuổi
Đừng lấy làm lạ nếu thấy bé ngồi trong thùng giấy nhé
Có thể bé sẽ thích thú với những đồ vật có nếp gấp như bìa sách, cửa tủ hoặc đồ chơi có nắp đóng – mở. Nên khuyến khích cho trẻ chơi bởi nó sẽ giúp bé phối hợp hoạt động giữa tay và mắt.
Mười tháng tuổi
Bé bắt đầu thích chơi tìm đồ vật
Bé sẽ bắt đầu thích trò chơi tìm đồ vật. Hãy thử giấu một vật sặc sỡ đi và giúp bé tìm ra nó, chẳng bao lâu, bé sẽ tự tìm thấy đồ chơi của mình.
Mười một tháng tuổi
Bé vẫn đang phát triển với tốc độ đáng ngạc nhiên
Hãy tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ với các trò chơi và bài hát. Bạn nên nhớ rằng, sự tương tác trực tiếp mới là cách để trẻ lớn khôn, chứ không phải là TV.
Một năm tuổi
Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau
Hãy nhìn lại quãng thời gian một năm bạn cùng bé lớn khôn, có thể con bạn phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn một chút so với lộ trình chúng ta vừa đề cập đến. Điều này hoàn toàn bình thường. Hãy thư giãn và tiếp tục cuộc hành trình với bé trong những năm tiếp theo.
Bình luận của bạn