Chẩn đoán bệnh Parkinson như thế nào?

Người bệnh Parkinson gặp khó khăn khi vận động

Run tay chân, “bạn thân” của bệnh mất trí nhớ

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Vừa run tay chân vừa quên dần tất cả

Parkinson: Căn bệnh kép của người già

Năm 1817, Jame Parkinson lần đầu tiên mô tả cụ thể và chính xác về những triệu chứng của bệnh Parkinson. Đến những năm 1960, các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự thiếu hụt dopamine trong trung khu vận động của não là nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson. Từ đó cho tới nay, giới y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán chính xác Parkinson. Bệnh chỉ được phát hiện dựa trên các dấu hiệu lâm sàng theo quan sát của bác sỹ, tiền sử bệnh kết hợp với khám thần kinh chi tiết. Bệnh Parkinson đáp ứng với thuốc điều trị Levodopa.

Parkinson là bệnh thần kinh phổ biến thứ 2, ảnh hưởng tới khoảng 7 – 10 triệu người trên thế giới. Bệnh thường gặp ở những người trên 65 tuổi, tuy nhiên, số người dưới 50 tuổi mắc bệnh cũng chiếm tới 20% (được chẩn đoán là bệnh Parkinson khởi phát sớm) và 5 – 10% ca mắc bệnh là ở trước tuổi 40. Bệnh có tính chất gia đình (15%).

Thông thường, các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn trả lời một loạt câu hỏi và thực hiện các động tác để xác định xem có phải bạn bị bệnh Parkinson hay không. Hạn chế lớn nhất của phương pháp chẩn đoán này là thiên về cảm nhận chủ quan của bác sỹ nên nguy cơ chẩn đoán nhầm là rất lớn. Bên cạnh đó, rất khó để có thể đánh giá chính xác tình trạng cũng như giai đoạn của bệnh để chỉ định điều trị.

Các chẩn đoán hình ảnh cần thiết

Mặc dù không thể phát hiện chính xác bệnh Parkinson nhưng một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau đây có thể giúp loại bỏ các bệnh/tình trạng sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với bệnh Parkinson hoặc giúp các bác sỹ có thêm bằng chứng để chẩn đoán bệnh.

Chụp cộng hưởng từ não (MRI)

MRI giúp các bác sỹ có thấy được cấu trúc hoặc những bất thường ở não. Bác sỹ có thể chỉ định MRI nếu bệnh nhân là người trẻ tuổi (dưới 55) hoặc có các triệu chứng không điển hình của bệnh Parkinson.

Trong các tình huống này, MRI có thể được sử dụng để loại trừ các rối loạn khác như đột quỵ, u não, tràn dịch não (phù não) và bệnh Wilson (một bệnh di truyền tích tụ đồng trong cơ thể và gây run ở những người trẻ tuổi).

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Kỹ thuật PET giúp xác định các thoái hóa thần kinh

PET là kỹ thuật hình ảnh phân tử minh họa chức năng hoặc chuyển hóa, ở mức độ tế bào. Nhìn chung, PET có nhiều chức năng hơn so với MRI. Trong khi MRI chỉ cung cấp hình ảnh giải phẫu não thì PET lại chỉ ra cách mà cơ quan này đang hoạt động.

PET cung cấp thông tin về chức năng của não và giúp xác định các thoái hóa thần kinh bằng cách “nhìn” vào cách bộ não sử dụng glucose (đường). Mô hình sử dụng glucose cụ thể sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán các rối loạn khác nhau, trong đó có Parkinson. Tuy nhiên hiện nay, PET được sử dụng cho mục đích nghiên cứu nhiều hơn là khám bệnh.

DaTscans – Phương  pháp chụp quét não

Phương pháp chẩn đoán với DaTscansphải được chỉ định bởi các chuyên gia thần kinh học. Vì để thực hiện được phương pháp này, các bác sỹ phải sử dụng một chất phóng xạ tiêm vào tĩnh mạch người bệnh trước khi chụp và nó cũng mới chỉ cho thấy kết quả khi có sự sụt giảm bất thường của dopamin trong não bộ. Với phương pháp chẩn đoán này, có thể giúp phân biệt giữa bệnh Parkinson và bệnh run vô căn (không liên quan đến sự thiếu hụt dopamine). Tuy nhiên, nó không thể phân biệt được các dạng Parkinson hoặc các giai đoạn bệnh.

Nhìn chung, không giống như các bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, chưa có phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chỉ có ích khi được đánh giá bởi bác sỹ có kinh nghiệm. Hy vọng sự phát triển nhanh chóng của nền y học sẽ sớm tìm ra cách chẩn đoán chính xác căn bệnh này.

Tuệ Nhi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh