Bột gừng giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa
Cách tránh viêm mũi dị ứng mùa lạnh
Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ngày càng tăng cao
Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng: Điều trị và phòng ngừa thế nào?
Gừng là gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam, thêm một chút gừng băm giúp tạo vị cay nồng hoặc dùng để khử mùi tanh cho thực phẩm. Thêm một lượng nhỏ bột gừng vào thức ăn có thể giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, theo một nghiên cứu tại Nhật Bản được công bố trên Tạp chí Nutritional Biochemistry. Không chỉ vậy, ăn gừng khô hàng ngày cũng là một cách làm giảm đáng kể tình trạng hắt hơi cũng như các dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một thành phần quan trọng trong củ gừng là 6-gingerol có thể ức chế hoạt động của lympho T - một loại tế bạch cầu tham gia vào phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số dị nguyên cụ thể, chẳng hạn như thời tiết, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết.
Viêm mũi dị ứng theo mùa ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người Mỹ, theo ước tính của Đại học Dị ứng - Hen suyễn và Miễn dịch Mỹ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt… Bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc kết hợp như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và xịt mũi steroid.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Tennessee, Mỹ) cũng chỉ ra rằng, ăn các thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, dưa cải bắp, nấm sữa Kefir không đường... cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.
Bình luận của bạn