Nên hay không nên dọn lông "cậu nhỏ"?
Độ “chĩa nòng” của “súng” phụ thuộc vào vitamin D!?
“Sung” hơn chỉ trong… 1 phút!?
Bật "lửa" lên nào!
Đưa... chân ra nào!
"Đạt đỉnh" suốt cuộc chơi!
Không có gì là thừa
Mỗi một bộ phận hay thành phần trên cơ thể con người đều có những vai trò nhất định, chúng có tính riêng biệt và khác nhau ở mỗi người. Bước vào tuổi dậy thì, ngoài sự phát triển mạnh về dáng vóc, hệ lông cũng phát triển mạnh. Đặc biệt, chúng lại phát triển rất khác nhau (có người rậm, người thưa, dài, ngắn…) trên từng cá thể tùy vào các yếu tố di truyền, môi trường, khí hậu, điều kiện sinh học...
Với một số nam giới, khi đã qua tuổi dậy thì mà lông mao vẫn cứ thưa thớt như cỏ khô mọc trên ruộng cằn lại đâm ra buồn sầu và lo lắng vì độ nam tính có vẻ như yếu thế. Một số khác thì ngược lại lông mao mọc đầy người, không những ở các vị trí thông thường mà còn có ở ngực, mặt, đặc biệt là tay chân… Những người này đôi khi cũng đau khổ không chỉ vì ngày ngày phải chăm sóc, vệ sinh mà đôi khi còn thiếu tự tin khi giao tiếp.
Về mặt sinh lý học, qua quá trình tiến hoá của con người, cơ thể sẽ giữ lại những gì có tác dụng cho sự tồn tại cuộc sống, chính vì vậy, lông "thằng bé" cũng có tác dụng nhất định với cơ thể như bảo vệ vùng kín khỏi một số tác nhân có hại của bụi, vi khuẩn... Do đó, việc ít lông hay nhiều lông không phải là vấn đề quá quan trọng bởi nó còn tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, cách suy nghĩ của mỗi người. Một số nam giới cho rằng, việc lông nhiều, đặc biệt là lông mu được xem là sự phiền toái thì ngược lại, cũng có một số người coi đó là một yếu tố đáng tự hào. Lông dài và rậm giúp họ thấy hãnh diện hơn, tự tin hơn, thể hiện rõ chất đàn ông một cách thuyết phục.
Lông "cậu nhỏ" cũng có tác dụng nhất định
Có nên cạo lông dương vật?
Theo các bác sỹ, nếu lông vùng kín không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của các đấng mày râu thì không cần thiết phải “tiêu diệt”. Việc cạo lông "cậu nhỏ", nếu không cẩn thận có thể gây xước, chảy máu dương vật. Ngoài ra, khi lông mọc trở lại, nam giới có thể bị ngứa và tốn nhiều thời gian “chăm sóc” lại đám lông vừa mới lú nhú mọc lên.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận những lợi ích nhất định của việc dọn “vi ô lông”, cạo lông giúp dương vật sạch sẽ, giúp nam giới dễ dàng kiểm tra những bất thường có thể xuất hiện ở dương vật, trông “thằng bé” hoành tráng hơn và tăng độ nhạy cảm khi quan hệ tình dục. Với một số trường hợp bị bệnh lý như viêm nhiễm da, nấm da, chuẩn bị mổ vùng bụng, vùng bìu… để đảm bảo vệ sinh, giúp quá trình điều trị hiệu quả thì các bác sỹ sẽ khuyên nam giới dọn dẹp vùng kín.
Hoặc trong trường hợp "rừng rậm" ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, ví dụ một số ngành nghề đặc biệt cần can thiệp dẹp bỏ lông vùng kín để phục vụ những mục đích nhất định của công việc như múa, người mẫu, đóng phim, thể hình… thì khi đó cạo lông cũng là việc đương nhiên cần thiết.
Tóm lại, việc cạo lông khu vực nhạy cảm cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì tới sức khoẻ, nam giới không nhất phải nghe theo ý kiến của những người khác, nên tuỳ theo tình huống, ý thích... mà tự bản thân quyết định có nên cạo lông dương vật hay không. Với những cánh mày râu lông mu quá rậm rạp gây khó chịu, ngứa ngáy lại không muốn cạo nhẵn thín “cậu bé” thì có thể chọn cách tỉa tót cho rừng rậm thưa hơn.
Nếu có quyết định "dọn dẹp", nam giới cũng nên lưu ý một vài điều nhỏ như nên dùng dao cạo đã qua vài lần sử dụng, nó giúp giảm tỷ lệ đấng mày râu cứa vào dương vật gây chảy máu, đau rát. Trước khi cạo nên tắm bằng nước ấm để lỗ chân lông được mở rộng tạo điều kiện cho phái mạnh dễ cạo và khi tiến hành dọn dẹp cần phải tỉ mỉ và từ từ, nếu không sẽ rất dễ làm “đau” dương vật.
phat
Nếu tỉa violon thì violon có mọc lại nhanh không nhỉ?