Bạn sẽ dễ bị trầm cảm nếu cơ thể thiếu vitamin D
Vitamin C tốt cho làn da của bạn như thế nào?
Vitamin và khoáng chất giúp giảm cơn hen hiệu quả
Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm cơn co giật
Vitamin B3 giúp làm chậm tiến triển bệnh tăng nhãn áp
1. Trầm cảm
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ví dụ, một nghiên cứu với sự tham gia của 12.594 bệnh nhân được thực hiện bởi Mayo Clinic - một tổ chức y tế phi lợi nhuận của Mỹ - phát hiện nồng độ thấp vitamin D có liên quan với các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt ở những người từng bị trầm cảm.
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Clinical Nutrition, các nhà khoa học đánh giá 81.189 phụ nữ tuổi từ 50 - 79 và nhận thấy những người có nồng độ vitamin D cao hơn ít có biểu hiện của chứng trầm cảm. Họ lý giải thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ trầm cảm do nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của hai hormone dẫn truyền thần kinh quan trọng là dopamine và norepinephrine.
2. Loãng xương và gãy xương
Một trong những vai trò quan trọng của vitamin D là giúp ruột hấp thụ calci vào máu. Nếu thiếu vitamin D, cơ thể sẽ lấy calci từ xương để có được lượng calci cần thiết, từ đó khiến xương bị suy yếu. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 50% phụ nữ điều trị loãng xương có nồng độ thấp vitamin D. Nghiên cứu cũng chỉ ra cung cấp vừa đủ vitamin D có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương, giảm mật độ xương và nguy cơ bị gãy xương. Mặt khác, nghiên cứu công bố trên Tạp chí American Geriatrics Society nhận thấy những người cao tuổi dùng 800 IU vitamin D mỗi ngày đã giảm tỷ lệ té ngã so với khi dùng vitamin D liều thấp hơn.
2. Đau khớp và đau cơ
Sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây đau khớp và cơ bắp cho bạn. Các nghiên cứu đã liên kết giữa sự thiếu hụt vitamin D với tình trạng đau cơ và xương. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu so sánh nhóm bệnh nhân đau ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể (đau chân, đau mạn sườn, đau lưng, đau cơ xơ...) với nhóm những người khỏe mạnh, kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân đau ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể có nồng độ vitamin D trung bình thấp hơn.
3. Rụng tóc
Theo nghiên cứu với sự tham gia của 120 phụ nữ tuổi từ 18 - 45 tuổi được công bố trên Tờ Skin Pharmacology and Physiology, thiếu vitamin D có liên quan với tình trạng rụng tóc ở phụ nữ. Mặc dù vai trò cụ thể của vitamin D tới sự phát triển của tóc chưa rõ ràng, các nhà nghiên cứu tin rằng vitamin D có thể tác động một cách nào đó tới gene thúc đẩy tăng trưởng nang tóc bình thường.
Thiếu vitamin D có thể gây rụng tóc cho phụ nữ
4. Buồn ngủ vào ban ngày
Trong một nghiên cứu năm 2012 đăng tải trên Tạp chí Sleep Clinical Medicine, các nhà khoa học xác định có một sự tương quan đáng kể giữa buồn ngủ vào ban ngày và mức độ thấp của vitamin D.
5. Tăng huyết áp
Một nghiên cứu về di truyền với hơn 155.000 người tham gia đã chứng minh mối liên hệ giữa thiếu hụt vitamin D và tăng huyết áp. Trong nghiên cứu, những người tham gia có nồng độ thấp vitamin D có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn những người có nồng độ vitamin D khỏe mạnh.
6. Suy giảm miễn dịch
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Trước khi có thuốc kháng sinh đặc hiệu, vitamin D đã được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu liên kết thiếu vitamin D làm suy giảm khả năng miễn dịch.
7. Bệnh Alzheimer
Nghiên cứu năm 2014 công bố trên Tạp chí Neurology phát hiện thiếu hụt vitamin D có thể tăng gấp đôi nguy cơ đối với một số hình thức của chứng mất trí, bao gồm cả bệnh Alzheimer cho người lớn tuổi.
8. Rối loạn cương dương
Theo nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Sexual Medicine, những người đàn ông có triệu chứng rối loạn cương dương nặng có nồng độ vitamin D thấp hơn đáng kể so với những người đàn ông bị rối loạn chức năng cương dương nhẹ hoặc không bị rối loạn cương dương.
Bình luận của bạn