Đột quỵ ở trẻ khó phát hiện, nguy cơ tử vong cao
7 triệu chứng đột quỵ do nắng nóng
Trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ
Có thể chẩn đoán đột quỵ qua cách bắt tay
Video: 5 phút lại có 1 người bị đột quỵ
Sự thực là nguy cơ đột quỵ ở người già lớn hơn so với trẻ em và khả năng bị đột quỵ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm sống sau tuổi 55. Tuy nhiên, đột quỵ cũng thường xảy ra ở trẻ em với 6/100.000 trẻ em ở Mỹ mắc đột quỵ mỗi năm và là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại nước này.
Năm 2011, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Neurology cho thấy những đứa trẻ nam tuổi từ 5 - 14 tăng 51% tỷ lệ mắc đột quỵ thiếu máu cục bộ trong giai đoạn 1995 - 2008, trong khi ở các trẻ em gái, tỷ lệ này chỉ là 3%.
Tỷ lệ trẻ em bị đột quỵ ngày càng tăng cùng với đó là các bậc cha mẹ không nghĩ rằng con mình có thể mắc được tình trạng "chỉ dành cho người già" đã khiến cho nhiều đứa trẻ tử vong do không được cấp cứu kịp thời.
Đột quỵ ở trẻ em nam nhiều hơn so với nữ
Phân loại đột quỵ ở trẻ
Có hai dạng đột quỵ trong nhi khoa: Đột quỵ trước sinh và đột quỵ trẻ em.
Đột quỵ trước sinh, còn gọi là đột quỵ thai nhi, xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 tuần cuối cùng của thai kỳ đến 30 ngày đầu sau khi trẻ chào đời. Ở Mỹ, đột quỵ trước sinh xảy ra với tỷ lệ 1 - 2 trường hợp/2.800 trẻ đẻ sống.
Phần lớn các trường hợp đột quỵ trước sinh là nhồi máu, do cục máu đông bong ra từ bánh nhau di chuyển và làm tắc mạch máu ở não của trẻ.
Đột quỵ trẻ em xảy ra ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi. Không như người lớn đột quỵ do nhồi máu hay gặp nhất, tỷ lệ trẻ em bị đột quỵ do nhồi máu và đột quỵ do xuất huyết là như nhau. Khoảng 60% tổng số trường hợp đột quỵ nhi khoa xảy ra ở các bé trai.
Đề phòng đột quỵ ở trẻ nhỏ
Ở người lớn, tăng huyết áp, loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch là những yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây đột quỵ. Tuy nhiên những yếu tố này hiếm khi gây đột quỵ ở trẻ em.
Theo Hội Đột quỵ Mỹ, khoảng một nửa số ca đột quỵ nhi khoa xảy ra trên nền bệnh có sẵn, hay gặp nhất là bệnh hồng cầu liềm – một bệnh máu di truyền – và bệnh tim bẩm sinh.
Những bệnh nền khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ em bao gồm nhiễm trùng vùng đầu và cổ, đông máu bất thường, chấn thương vùng đầu và các bệnh hệ thống, như rối loạn tự miễn.
Tiền sử mẹ vô sinh, vỡ ối sớm, tiền sản giật và nhiễm trùng ối cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ.
Mặc dù các yếu tố nguy cơ đột quỵ liên quan đến tim mạch ở người lớn ít gặp trên trẻ em, nhưng những yếu tố này cũng đang tăng lên ở người trẻ, bao gồm tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, cholesterol cao, sử dụng thuốc lá và rượu bia.
Ngoài ra, cảm lạnh và những nhiễm trùng nhẹ khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở trẻ. Điều quan trọng cần lưu ý là khoảng một nửa số trường hợp đột quỵ trẻ em không xác định được các yếu tố nguy cơ.
Đề phòng đột quỵ ở trẻ nhỏ là điều rất cần thiết vì phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất giúp trẻ có thể phục hồi.
Bình luận của bạn