Tác dụng kỳ diệu của ánh nắng mặt trời (P.2)

Ánh nắng giúp bạn đạt được rất nhiều lợi ích về sức khỏe

Tác dụng kỳ diệu của ánh nắng mặt trời (P.1)

Phơi nắng hè "rước"... ung thư da

Mông Cổ được 3 "mặt trời" chiếu sáng

Vitamin D: Những điều cần biết

6. giúp giảm bớt trầm cảm

Thiếu ánh sáng mặt trời khiến con người dễ bị trầm cảm

Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng mức độ serotonin trong cơ thể giúp giảm bớt tâm lý căng thẳng và chống lại bệnh trầm cảm ở dạng nhẹ. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh sự thèm ăn, giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Đặc biệt, serotonin đã được minh chứng làm giảm nguy cơ khiến người bệnh có tâm lý nghĩ quẩn và hành động theo cảm xúc nhất thời.

Ngoài ra, thiếu ánh sáng mặt trời thường gắn liền với bệnh trầm cảm và rối loạn theo mùa (SAD), đây là một dạng của bệnh trầm cảm thường xảy ra trong những tháng mùa đông. Vì vậy, chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp cải thiện và phòng ngừa căn bệnh này. 

7. Tăng chiều cao

Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng khi còn nhỏ giúp bạn cao hơn

Năm 2009, một nghiên cứu được kéo dài 18 năm thuộc Đại học Bristol (Anh) đã chỉ ra rằng, những phụ nữ mang thai trong mùa hè có xu hướng có con cao hơn so với các thai phụ mang thai trong các mùa khác. Tếp xúc với ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ, nhất là trẻ mới biết đi. Thêm nữa, nó cũng ảnh hưởng đến khối lượng xương ở người trưởng thành, chủ yếu là tăng độ rộng của xương. 

8. Giảm rủi ro ung thư

Phơi nắng vào sáng sớm giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư

Thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên góp phần vào sự thiếu hụt vitamin D, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Cụ thể, theo một nghiên cứu năm 2007 được công bố tại Tạp chí Xã hội Mỹ về Dinh dưỡng Lâm sàng, tăng cường calci và vitamin D làm giảm đáng kể các nguy cơ ung thư ở phụ nữ sau mãn kinh, chẳng hạn như ung thư vú. Đủ lượng vitamin D trong cơ thể cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư thận... Đặc biệt, nếu kết hợp vitamin D với phương pháp điều trị ung thư khác sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.

9. Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng thường có các dấu hiệu tê và ngứa ran ở chân, cánh tay hoặc mặt

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Lancet Neurology 2010, đủ lương vitamin D trong cơ thể góp phần ngăn chặn bệnh đa xơ cứng (MS), một bệnh tự miễn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). Lượng vitamin D thấp trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ cho bé mắc đa xơ cứng sau này trong cuộc sống. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ em tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời giúp giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng sau tuổi 20.

10. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Tiếp với ánh nắng giúp bạn bảo vệ trái tim

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất có lợi cho những người bị bệnh tim và những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Tia nắng ấm áp của mặt trời giúp cải thiện lưu thông máu và làm tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu nhỏ được trình bày tại Hội nghị Tăng huyết áp châu Âu diễn ra tại London năm 2012 đã chỉ ra, việc bổ sung vitamin D vào mùa Đông có thể giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nhờ cơ chế khi tiếp xúc với tia UV, cơ thể giải phóng oxid nitric giúp làm giảm huyết áp. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời cũng giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máo não).

Cần lưu ý, để đạt được những lợi ích tích cực về sức khỏe, bạn chỉ nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm trong vòng 10 - 15 phút (không có kem chống nắng). Tránh ánh nắng trực tiếp trong các giờ cao điểm trong ngày (Từ 10 giờ đến 16 giờ). Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời trong thời gian này, cần bôi kem chống nắng, mặc quần áo phù hợp, đội một chiếc mũ hoặc sử dụng một chiếc ô để che nắng.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp