Đối với trẻ lớn hoặc người trưởng thành, bình thường ngày đi ngoài
một lần và nếu đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày có thể đã bị tiêu chảy Tuy nhiên,
đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, đang bú mẹ thì không phải vậy.
Với trẻ đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, chăm sóc trẻ
đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải..., nếu trẻ không sốt,
bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú
mẹ.
Biểu hiện khi trẻ bị bị tiêu chảy bao gồm: Đi ngoài nhiều lần liên
tục, bú kém, khóc nhiều do đau bụng,… Tính chất phân cũng khác như: Phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm
chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu. Trẻ có thể sốt, nôn,… Nếu không được điều trị kịp
thời thì bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến
suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tại Trạm y tế xã Lương
Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) Ảnh: Trần Phương
Do đó ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu: Đi ngoài liên tục; Trẻ khóc vì
đau khi bạn sờ nắn bụng; Trẻ có biểu hiện uể oải, kém bú, mệt mỏi… thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến
cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Cha
mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc uống men tiêu hóa mà không
có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, ngay từ khi
mang thai
người mẹ cần được chăm sóc thai sản tốt, vì đó là tiền đề
sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hạn
chế được các nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh; Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau
sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ
nguồn
dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất, giúp cho sự phát triển và hệ miễn dịch của trẻ được toàn
diện, giúp trẻ sơ sinh phòng chống bệnh và phòng chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy. Trẻ được bú
mẹ sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ, hoặc không được
bú mẹ hoàn toàn; Thực hiện vệ sinh trong chăm sóc, ăn uống cho trẻ và người mẹ đúng cách, đảm bảo
vệ sinh theo hướng dẫn của cán bộ y tế;...
Bình luận của bạn