Vì sao phụ nữ dễ bị sốc phản vệ hơn nam giới?

Estrogen là nguyên nhân khiến cho sốc phản vệ ở phụ nữ nghiêm trọng hơn nam giới

Bé gái nhập viên sau tiêm vaccine: Nguyên nhân do sốc phản vệ

Tạm ngừng sử dụng các thuốc gây sốc phản vệ, co giật, khó thở…

Nữ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ thuốc gây mê khi cắt amidan

Dị ứng và sốc phản vệ - Nỗi ám ảnh của bác sĩ

Đề phòng sốc phản vệ do thức ăn ở trẻ

Nghiên cứu mới đây của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID) cho thấy estradiol - một loại estrogen - chính là “thủ phạm” khiến cho phản ứng miễn dịch của phụ nữ luôn nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Sốc phản vệ xảy ra khi các tế bào miễn dịch tiết ra protein khiến mô sưng lên. Các triệu chứng bao gồm ửng đỏ, khó thở, choáng hoặc đau tim. Sốc phản vệ có thể gây tử vong.

Các nhà khoa học đã gây ra sốc phản vệ ở cả chuột đực và chuột cái bằng histamine, IgE hoặc IgG (tập hợp các kháng thể và thụ thể). Sau đó, họ theo dõi nhiệt độ cơ thể và tiến hành đánh giá về phản ứng phản vệ.

Kết quả là những con chuột cái có bị sốc phản vệ nặng hơn và lâu hơn chuột đực. Nhóm nghiên cứu giải thích rằng, estradiol đã ảnh hưởng đến mạch máu, làm tăng mức độ và hoạt động của nitric oxide synthase nội mạc (eNOS) - một loại enzyme làm tăng phản ứng phản vệ.

Điều thú vị là khi cho chuột cái sử dụng chất chặn eNOS, sự khác biệt về giới tính này biến mất. Ngoài ra, việc chặn hormone estrogen sẽ làm giảm hoạt lực của phản ứng dị ứng xuống mức tương tự như ở chuột đực.

Khí quản của chuột đực (phải) rộng hơn của chuột cái (trái) cho thấy các phản ứng phản vệ khác nhau ở hai giới

Mặc dù nghiên cứu đã tìm được mối liên kết giữa estrogen và eNOS trong các phản ứng sốc phản vệ ở chuột cái, nhóm nghiên cứu cho rằng vẫn cần tìm hiểu thêm rằng liệu cơ chế này có tương tự ở trên người, từ đó tìm ra phương pháp phòng ngừa sốc phản vệ.

Nghiên cứu được đăng trên Chuyên san Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng (The Journal of Allergy and Clinical Immunology).

Ở một số nước, tỷ lệ sốc phản vệ hàng năm là 0,005%. Tại Việt Nam, theo GS.TSKH Nguyễn Năng An - Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, có khoảng 8,5% dân số từng bị dị ứng thuốc, trong số này có 10% bị sốc phản vệ. Như thế, sốc phản vệ do thuốc chiếm khoảng 0,85% dân số. Ngoài ra còn có thể do ăn (tôm, cua, cá, đậu phộng, dứa, trứng), tiếp xúc với vật lạ (bị ong kiến đốt, chất silicon lỏng trong phẫu thuật thẩm mỹ); tính gộp lại, tỷ lệ sốc phản vệ khá cao.
Kim Chi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp