- Chuyên đề:
- Suy tim
Suy tim sung huyết là một bệnh mạn tính nguy hiểm ở người cao tuổi
Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ suy tim cấp tính
Đâu là các dấu hiệu cảnh báo suy tim trở nặng?
Thiết bị hỗ trợ suy tim có thể giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn
Tại sao một số người có các cơn đau tim thầm lặng?
Suy tim là một bệnh mạn tính phát triển dần theo thời gian, đặc biệt là khi người bệnh không có biện pháp kiểm soát suy tim phù hợp. Với người bị suy tim sung huyết, trái tim có thể bị suy yếu do nhiều nguyên nhân như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
Điều này khiến tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể bình thường, từ đó tạo áp lực lên các cơ tim, giảm lưu lượng oxy trong cơ thể. Chưa hết, tim không bơm máu hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi, thận và tại các cơ quan khác trong cơ thể.
Khi nói đến suy tim sung huyết ở những người cao tuổi, có 3 điểm sau đây bạn nên lưu ý để kiểm soát bệnh tốt hơn:
Suy tim sung huyết thường là kết quả của nhiều bệnh tim mạch khác
Suy tim sung huyết thường xuất hiện cùng với các bệnh tim mạch khác
Suy tim sung huyết được coi là một “kẻ giết người thầm lặng” khi nói đến các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Suy tim sung huyết không hẳn là một bệnh, mà nó là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác nhau như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…
Chính vì vậy, nếu mắc bất kỳ một bệnh tim mạch nào, bạn đều có nguy cơ mắc suy tim sung huyết khi về già.
Người bị suy tim sung huyết sống được bao lâu?
Khi được chẩn đoán suy tim sung huyết, thời gian còn lại của mỗi người bệnh là hoàn toàn khác nhau. Điều này phụ thuộc vào giai đoạn suy tim, cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Những người mới bị suy tim sung huyết giai đoạn đầu có thể sống thêm tới 10 năm. Trong khi những người ở giai đoạn cuối, suy tim nặng có thể qua đời trong vòng 1 năm sau khi được chẩn đoán. Trung bình những bệnh nhân suy tim sung huyết thường sẽ sống thêm được 5 năm nếu có các biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là tình trạng này thường được phát hiện muộn, khi người bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3, 4. Chính vì vậy, những người cao tuổi (trên 60 tuổi), đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch nên tới khám sức khỏe định kỳ, có các thay đổi lối sống tích cực, cải thiện chế độ ăn, sử dụng thuốc… để kiểm soát bệnh suy tim sớm.
Nguy cơ suy tim sung huyết tăng cao theo độ tuổi
Khi già đi, quá trình lão hóa tự nhiên cũng có thể làm suy yếu cơ tim, khiến tình trạng suy tim sung huyết càng trở nên trầm trọng dần theo thời gian. Tốt hơn hết, người cao tuổi nên có chế độ ăn hợp lý, tập thể dục vừa phải… theo hướng dẫn của bác sỹ để có thể kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vi Bùi H+ (Theo Griswoldhomecare)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ cho người bị suy tim.
Bình luận của bạn