- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ vẫn quấy khóc sau khi ăn có phải do bé đòi bế?
Tại sao trẻ hay thức giấc, quấy khóc vào ban đêm?
Có cách nào giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm?
Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bố mẹ nên làm gì?
Hội chứng Colic
Tạp chí Y học Anh (BMJ) có liệt kê những triệu chứng của Hội chứng Colic bao gồm: Đứa trẻ dưới 3 tháng tuổi bị đau bụng và quấy khóc ít nhất 3 tiếng mỗi ngày, 3 ngày một tuần.
Các chuyên gia không tìm ra nguyên nhân cụ thể nào gây ra Colic. Theo ước tính của BMJ, có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mắc hội chứng Colic.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng, các bà mẹ có thể hiểu nhầm con của họ bị mắc Hội chứng Colic, vì vậy điều quan trọng là tránh đừng nghĩ con bị Colic, nên cố gắng tìm ra nguyên nhân gì khiến trẻ khóc. Ngay cả những cơn đau bụng do Colic thực sự cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trào ngược acid
Một trong những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh là trào ngược acid hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD.
Trào ngược acid có thể biểu hiện như: Đau bụng ở trẻ sơ sinh, đau dạ dày ở trẻ em trong độ tuổi đi học và chứng ợ nóng ở thanh thiếu niên.
Trào ngược acid có thể khiến trẻ quấy khóc, khó chịu
Nếu con bạn không tăng cân theo chuẩn, khóc nhiều hơn sau khi cho bú và trớ rất nhiều, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về việc kiểm tra xem bé có bị trào ngược acid hay không. Nhiều trẻ sơ sinh bị trớ, có thể do van giữa thực quản và dạ dày chưa phát triển đầy đủ hoặc do sản xuất acid dạ dày nhiều hơn bình thường.
Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán trào ngược acid ở trẻ sơ sinh chỉ đơn giản là dựa trên các triệu chứng của con bạn. Tuy nhiên, nếu bác sỹ nghi ngờ trường hợp nghiêm trọng, có một số xét nghiệm có thể áp dụng để chẩn đoán, bao gồm sinh thiết ruột non hoặc sử dụng X-quang để hình dung bất cứ vùng bị tắc nghẽn nào.
Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bị dị ứng với các thành phần thức ăn nhất định mà mẹ chúng đã ăn. Thủ phạm phổ biến nhất là protein trong sữa bò có trong sữa mẹ, nhưng tỷ lệ chỉ khoảng 0,5-1% trẻ sơ sinh. Các thủ phạm phổ biến khác là trứng, ngô và đậu nành.
Nếu bé có các triệu chứng khó chịu sau khi cho ăn và có các triệu chứng khác, như phân có máu, bạn nên nói chuyện với bác sỹ để kiểm tra phản ứng dị ứng.
Về cơ bản, tránh những thức ăn gây dị ứng như sữa, trứng, ngô có thể giảm chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Học viện Nhi khoa Mỹ cũng lưu ý rằng, một số loại thực phẩm như rau cải (súp lơ xanh) và chocolate có liên quan đến sự cáu kỉnh ở trẻ sơ sinh.
Nếu con bạn bị đau bụng, bạn nên ghi lại những gì mà bạn ăn và kiểm tra phản ứng của bé sau mỗi bữa ăn. Tiếp theo, bạn có thể loại bỏ một thực phẩm mỗi lần và xem việc giảm lượng thức ăn có thể làm thay đổi hành vi của bé hay không. Chỉ cần nhớ rằng dị ứng thực phẩm thực sự hiếm gặp, và phải theo dõi bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như máu trong phân của bé.
Đầy hơi
Nếu bé khóc rất nhiều sau mỗi lần cho ăn, nguyên nhân là do sự tích tụ không khí mà bé đã nuốt vào trong khi ăn. Trẻ sơ sinh bú bình có thể dễ nuốt nhiều không khí hơn khi ăn, có thể gây đầy hơi, khó chịu. Nhìn chung, trẻ bú mẹ nuốt ít không khí trong khi ăn hơn. Nhưng mỗi bé lại khác nhau, thậm chí ngay cả trẻ bú mẹ cũng cần được vỗ ợ hơi sau khi bú.
Cố gắng giữ cho bé đứng thẳng sau khi bé bú và vỗ nhẹ lưng bé để khí từ dạ dày thoát ra ngoài qua miệng.
Nếu con bạn bú sữa công thức, việc thay đổi sữa có thể là một giải pháp đơn giản giúp bé không khóc sau khi ăn. Mỗi loại sữa có sự khác nhau nhất định và một số thương hiệu sữa tạo ra công thức sữa dành cho trẻ sơ sinh có dạ dày nhạy cảm.
Bình luận của bạn