Tại sao chế độ ăn ít muối lại có lợi cho người bệnh suy tim?

Người bệnh suy tim không nên ăn nhiều muối vì có thể gây giữ nước trong cơ thể

Thiếu máu cơ tim: Phải làm sao khi uống Noklot và Imidu bị đau đầu?

Bị tăng huyết áp, dày thất trái có biểu hiện đau ngực phải làm sao?

Chuyên gia cảnh báo: Tổn thương vi mạch gây thiếu máu cơ tim hậu COVID-19

Cảnh giác với những triệu chứng cảnh báo suy tim hậu COVID-19

Suy tim là căn bệnh mạn tính, xảy ra khi cơ tim bị suy yếu, không còn khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh suy tim thường được khuyên không nên ăn quá nhiều muối, nhiều natri vì có thể gây giữ nước xung quanh tim, phổi và tại chân.

Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn ít muối có thể giúp làm giảm bớt gánh nặng cho trái tim vốn đã phải làm việc quá sức ở người bệnh suy tim. Ăn ít muối cũng giúp làm giảm các triệu chứng liên quan tới bệnh, ví dụ như tình trạng sưng bàn chân, mệt mỏi, ho dai dẳng…

Nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn ít muối đối với người bệnh suy tim

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet (Anh) cho thấy chế độ ăn ít muối thực sự có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu, cải thiện chất lượng sống tổng thể cho người bệnh suy tim.

Người bệnh suy tim nên hạn chế lượng muối ăn trong chế độ ăn uống thường ngày

Người bệnh suy tim nên hạn chế lượng muối ăn trong chế độ ăn uống thường ngày

GS. Justin Ezekowitz, tác giả nghiên cứu chính và các cộng sự của mình từ Đại học Alberta (Canada) đã tiến hành nghiên cứu trên 806 bệnh nhân suy tim từ 26 trung tâm y tế tại Canada, Mỹ, Chile, Mexico và New Zealand.

Một nửa số người tham gia nghiên cứu được điều trị bệnh suy tim như bình thường, trong khi đó một nửa còn lại được tư vấn về cách giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. 

Theo đó, nhóm bệnh nhân thứ hai được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, gợi ý các thực đơn giảm muối để tự nấu ăn tại nhà. Mục tiêu của họ là chỉ ăn dưới 1.500mg natri/ngày (tương đương với lượng natri có trong khoảng 2/3 thìa cà phê muối).

Chế độ ăn ít muối có liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người được tư vấn chế độ ăn ít muối đã giảm được lượng natri trong bữa ăn đáng kể so với nhóm đầu tiên. Theo đó, trước khi được tư vấn, những người tham gia nghiên cứu ăn trung bình 2,21mg natri/ngày. 

Sau khoảng 1 năm, con số này ở nhóm thứ nhất là 2,073mg natri/ngày, trong khi ở nhóm thứ hai ít hơn, chỉ ở mức trung bình là 1,658mg natri/ngày.

Các nhà khoa học cũng đánh giá việc giảm thiểu được lượng natri trong chế độ ăn uống thường ngày có thể tạo ra sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim. Cụ thể, họ nhận thấy có sự cải thiện trong xếp hạng mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim, theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York (Mỹ).

Làm sao kiểm soát bệnh suy tim?

Ngoài việc có chế độ ăn giảm muối, người bệnh suy tim cũng nên hạn chế lượng nước uống trong ngày để giảm tình trạng tích nước trong cơ thể. Theo đó, người bệnh suy tim không nên uống quá 2 lít nước/ngày.

Bạn cũng có thể trao đổi với bác sỹ để biết các loại thuốc mới, những phương pháp điều trị, cấy ghép các thiết bị giúp điều trị suy tim hiệu quả hơn.

Vi Bùi (Theo Healthline)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Ich-Tam-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch