Chớp mắt chính là cơ chế giúp bảo vệ và dưỡng ẩm cho mắt
Bị nháy mắt liên tục và tật máy giật vận động là dấu hiệu bệnh gì?
Bánh Mochi nhân sầu riêng - Ngọt thơm “điếc” mũi
Phân biệt trứng mới trong nháy mắt
Trẻ co giật nhẹ khi ngủ, lơ đãng, hay nháy mắt là bệnh gì?
Tại sao chúng ta lại chớp mắt?
Hầu hết mọi người đều chớp mắt thường xuyên một cách tự nhiên mà không nhận thức được. Đôi khi chớp mắt cũng có thể là một phản xạ của cơ thể trước các yếu tố tác động từ bên ngoài như: Ánh sáng, gió, bụi hay có vật gì đó có nguy cơ bay vào mắt.
Chớp mắt ở trẻ sơ sinh và người lớn cũng khác nhau. Trung bình, trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt khoảng 2 lần/phút, trong khi đó người lớn lại chớp mắt 14 - 17 lần/phút. Khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân vì sao dẫn đến sự khác biệt này, tuy nhiên một số giả thuyết cho rằng, trẻ sơ sinh có thể không cần đến nhiều nước mắt như người lớn để làm ẩm và bôi trơn mắt của mình.
Tốc độ chớp mắt của mỗi người cũng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh. Ví dụ: Khi bạn xem tivi hay đọc sách, mắt của bạn sẽ chớp ít hơn. Và đặc biệt, mắt bạn sẽ chớp vào thời điểm cuối của mỗi câu, dù rất ít khi bạn để ý tới điều này.
Chớp mắt cũng có thể là phản xạ của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài
Tác dụng chớp mắt
1. Làm sạch và bảo vệ mắt
Nhiệm vụ chính của “cái chớp mắt” là giữ ẩm và bảo vệ cho mắt bằng cách quét sạch các hạt bụi nhỏ hoặc các chất bẩn có thể gây kích ứng mắt. Ngoài ra, mỗi lần chúng ta chớp mắt, một lượng nhỏ nước mắt sẽ được tiết ra làm ẩm giác mạc và giữ cho mắt không bị khô.
2. Cải thiện sức khỏe của mắt
Chớp mắt cũng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt, giữ cho chúng luôn được mạnh khỏe. Chớp mắt còn giúp cho hình ảnh được phản chiếu rõ hơn trên võng mạc, nhờ vậy chúng ta sẽ nhìn được rõ hơn.
3. Giúp bộ não thu thập và xử lý thông tin
Chớp mắt cũng là khoảng thời gian nghỉ, giúp não thu thập và xử lý những thông tin đã nhìn thấy được. Bộ não thậm chí còn có thể tự lựa chọn một thời điểm thích hợp sao cho giảm tối thiểu nguy cơ mất thông tin để thực hiện việc chớp mắt.
4. Chớp mắt những không làm gián đoạn thông tin
Về mặt lý thuyết, khi chớp mắt có thể gây ra tình trạng gián đoạn thông tin nhìn thấy trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, mắt và não lại có một cơ chế giúp ngăn chặn điều này xảy ra, do đó giúp chúng ta tiếp nhận thông tin một cách liên tục.
Bình luận của bạn