Tại sao người bệnh đái tháo đường phải đo đường huyết thường xuyên?

Người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết hàng ngày

4 thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Tắm nước nóng giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Một vài lời khuyên giúp người cao tuổi quản lý đái tháo đường tốt hơn

Chuyên gia chia sẻ: 5 cách đơn giản giúp ổn định đường huyết

Vai trò của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên

Đường huyết là chỉ số phản ánh trực tiếp mọi biến động của lượng đường trong máu. Dựa trên chỉ số này, bạn có thể đánh giá mức độ ổn định của đường huyết, hiệu quả của thuốc điều trị, ảnh hưởng của chế độ ăn/tập thể dục và nguy cơ biến chứng của bệnh. Quan trọng nhất, kiểm tra và theo dõi glucose máu thường xuyên giúp bạn phát hiện sớm các thời điểm đường huyết tăng quá cao hoặc hạ quá thấp, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Rủi ro khi bị hạ đường huyết

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hạ đường huyết (đường huyết giảm xuống dưới 4 mmol/L) có thể dẫn tới tình trạng hôn mê. Các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường bao gồm: Đột nhiên thấy mệt mỏi, khó tập trung, chóng mặt, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, đói cồn cào…

Hạ đường huyết khiến người bệnh đái tháo đường mệt mỏi, chóng mặt

Người bệnh đái tháo đường type 1 có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn người bệnh đái tháo đường type 2 vì họ phải sử dụng nhiều loại thuốc, trong đó có cả thuốc tiêm insulin. May mắn là bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống 1 ly nước đường, nửa ly sữa, ăn 2 viên kẹo hoặc 2 thìa cà phê mật ong.

Biến chứng nguy hiểm do đường huyết tăng cao

Tương tự hạ đường huyết, đường huyết tăng cao cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Điều này xảy ra khi cơ thể có quá ít insulin, thường thấy ở người bệnh đái tháo đường type 1, hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa đường thành năng lượng ở người bệnh đái tháo đường type 2.

Lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian ngắn có thể dẫn tới biến chứng nhiễm toan ceton. Còn về lâu dài, đường huyết cao liên tục sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh...

Người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết mấy lần/ngày?

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đái tháo đường type 1 nên có máy đo đường huyết tại nhà và tự kiểm tra ít nhất 4 lần/ngày (buổi sáng khi đói, trước ăn, sau ăn 2h và trước khi đi ngủ). Thông thường, chỉ số đường huyết khi đói nên dưới 7 mmol/L; Đường huyết sau ăn 2 giờ nên dưới 10 mmol/L.

Đối với đái tháo đường type 2, tần suất kiểm tra đường huyết thường ít hơn, tối ưu là 2 lần/ngày. Trường hợp không có sẵn máy thử đường huyết tại nhà, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra các chỉ số trên và HbA1c tối thiểu mỗi 3 tháng.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên rất tốt cho người đái tháo đường. Bên cạnh giải pháp này, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chỉ định của bác sỹ và kết hợp thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược như nhàu, câu kỷ tử, alpha lipoic acid để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh đường huyết tăng cao hay hạ thấp quá mức gây biến chứng nguy hiểm.

Vi Bùi H+ (Theo Dailymail)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường chứa các thành phần: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, ALA… giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường, giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu.

Một vài lời khuyên giúp người cao tuổi quản lý đái tháo đường tốt hơn - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết