- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng do đái tháo đường
Chuyên gia chia sẻ: 5 cách đơn giản giúp ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên giảm cân ngay khi được chẩn đoán
Tại sao người bệnh đái tháo đường nên uống trà nhân sâm?
Những loại tinh dầu tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Theo TS. Naganath Narasimhan Prem từ Bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu Jaslok (Ấn Độ), người bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là những người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.
Nguy cơ nhiễm trùng
Những người cao tuổi mắc đái tháo đường thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, chủ yếu là nhiễm trùng đường tiết niệu và phổi. Nếu không được kiểm soát tốt, những biến chứng “thầm lặng” này có thể khiến người bệnh tử vong. Ngoài ra, người cao tuổi cũng thường bị tê bì tay chân, teo cơ, cứng khớp (đặc biệt là khớp vai), mờ mắt và suy giảm nhận thức do đái tháo đường.
Hạ đường huyết
Một biến chứng đái tháo đường nguy hiểm khác ở những người cao tuổi là nguy cơ bị hạ đường huyết. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều, cảm thấy yếu ớt và run tay chân. Trên thực tế, hạ đường huyết còn nguy hiểm hơn cả đường huyết tăng cao vì chúng gây ra các tác động tiêu cực ngay lập tức.
Hạ đường huyết là biến chứng đái tháo đường nguy hiểm với người cao tuổi
Người cao tuổi thường đã sử dụng khá nhiều loại thuốc khác và điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị đái tháo đường. Đây là nguyên nhân khiến đường huyết của họ có thể biến động khá nhiều, trong đó có nguy cơ hạ đường huyết. Bạn cần cẩn thận vì sự kết hợp các biến chứng trên mắt, thần kinh và hạ đường huyết có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
Ngoài ra, nhiều người lớn tuổi cũng từ chối tiêm insulin và điều này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Nguyên nhân có thể là do họ sợ tiêm, sợ phụ thuộc vào người khác (do vấn đề thị giác và trí nhớ kém), hoặc do hiểu sai về việc tiêm insulin.
Các bệnh mạn tính khác
Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và béo phì có thể tăng cao do đái tháo đường type 2, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi. Người bệnh cũng có nguy cơ cao bị tê liệt do đột quỵ.
Vậy làm sao để kiểm soát đái tháo đường ở người cao tuổi?
Vừa phải cố gắng kiểm soát đường huyết, vừa phải đối phó với nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh đái tháo đường rất dễ bị căng thẳng, trầm cảm. TS. Naganath Narasimhan Prem có đưa ra một vài lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường cao tuổi kiểm soát bệnh tốt hơn:
- Ăn các bữa nhỏ, đều đặn và đúng giờ.
- Có chế độ ăn uống cân bằng. Tốt hơn hết bạn nên thảo luận về nhu cầu dinh dưỡng của mình với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên, tránh tình trạng đường huyết biến động quá nhiều.
- Thực hiện vật lý trị liệu và duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên.
- Luôn sử dụng giày dép phù hợp.
- Dùng thuốc đúng giờ, đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Luôn mang theo những loại đồ uống có đường, bánh quy hoặc kẹo để ngăn ngừa hạ đường huyết.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp, cholesterol, các triệu chứng ở bàn chân và mắt.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường chứa các thành phần: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, ALA… giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường, giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu.
Bình luận của bạn