Người già bị mất trí vì tăng hoặc sút cân quá nhanh?

Tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh gây sa sút trí tuệ ở người già?

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người già

Đột quỵ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

Làm sao để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ mạch máu?

Béo bụng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già

Năm 2015, ước tính có khoảng 46,8 triệu người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ. Trong khi đó, tỷ lệ béo phì trên toàn cầu liên quan mật thiết đến các bệnh về tim mạch, đã tăng hơn 100% trong 4 thập kỷ qua. Đã có bằng chứng về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch chuyển hóa (như tăng huyết áp, cholesterol và đường huyết) và chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) đối với nguy cơ mắc chứng bệnh này hiện vẫn chưa rõ ràng.

Do đó, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc đã bắt đầu tìm hiểu mối liên quan giữa những thay đổi của BMI trong khoảng thời gian 2 năm và chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nước này.

Nhóm đã kiểm tra 67.219 tình nguyện viên ở độ tuổi 60 - 79 đã từng kiểm tra BMI trong các năm 2002 - 2003 và 2004 - 2005.

Khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu, các yếu tố như BMI, tình trạng kinh tế xã hội và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch chuyển hóa cũng được lưu ý. Sự khác biệt giữa BMI khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu và trong lần kiểm tra sức khỏe tiếp theo (giai đoạn 2004 - 2005) đã được sử dụng để tính toán sự thay đổi của BMI.

Trong thời gian theo dõi trung bình 5,3 (2008 - 2013), số lượng nam giới và nữ giới mắc chứng sa sút trí tuệ lần lượt là 4.887 và 6.685. Kết quả cho thấy dường như có một mối liên quan đáng kể giữa những thay đổi BMI ở giai đoạn cuối và chứng sa sút trí tuệ ở cả 2 giới.

Thay đổi BMI nhanh chóng, kể cả tăng hoặc sút cân trên 10% trong khoảng thời gian 2 năm có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn so với người có BMI ổn định.

Tuy nhiên, chỉ số BMI khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu không liên quan đến tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ ở cả 2 giới, ngoại trừ trọng lượng cơ thể thấp ở nam giới.

Sau khi chia nhỏ các số liệu dựa trên BMI khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa thay đổi BMI và chứng sa sút trí tuệ trong phân nhóm cân nặng bình thường, nhưng mô hình của mối liên hệ này thay đổi trong các phạm vi BMI khác.

Các yếu tố nguy cơ bệnh tim chuyển hóa bao gồm tăng huyết áp, suy tim sung huyết, đái tháo đường và đường huyết lúc đói cao đã có từ trước là những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng sa sút trí tuệ. Đặc biệt, những bệnh nhân có đường huyết lúc đói cao có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 1,6 lần so với những người có đường huyết lúc đói bình thường.

Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên và ít hoạt động thể chất trong giai đoạn cuối đời cũng có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát cân nặng liên tục, quản lý bệnh và duy trì lối sống lành mạnh có lợi trong việc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ cho tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già