Có nên tập thể dục trong quá trình điều trị ung thư phổi?

Tập thể dục là một phần trong quá trình phục hồi ung thư phổi

Những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư thực quản

Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Bệnh u phổi có chữa được không?

Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị ung thư phổi được thử nghiệm tại Anh

Ung thư phổi và các biện pháp điều trị ung thư khiến người bệnh khó có sức lực để vận động hàng ngày. Cơ thể bị ung thư phổi cần nghỉ ngơi để phục hồi, tuy nhiên, người bệnh cũng cần các hoạt động thể chất lành mạnh.

Nghiên cứu trên tạp chí The Oncologist nhấn mạnh rằng, tập thể dục nên là một trụ cột chính trong quá trình điều trị ung thư phổi, giúp cải thiện rõ rệt khả năng sống sót, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những lợi ích của việc tập thể dục với bệnh nhân ung thư phổi:

Giúp cơ thể chống chọi với ung thư

Tập thể dục có tác dụng hỗ trợ ngăn trặn khối u phổi phát triển

Nghiên cứu trên tạp chí Cancer Research chỉ ra rằng, hoạt động thể chất có thể hỗ trợ ngăn chặn khối u tăng kích thước và di căn đến những khu vực khác. Tập thể dục cũng làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Giảm nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật

Trong các biện pháp điều trị ung thư phổi, phẫu thuật cắt thùy phổi là đại phẫu có nhiều rủi ro. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là viêm phổi, nhiễm trùng vết thương và đông máu. Việc cải thiện sức khỏe của hệ tim phổi hàng ngày qua việc tập thể dục giúp hạn chế các biến chứng này.

Hỗ trợ quá trình phục hồi tế bào

Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tập thể dục giúp cải thiện hệ miễn dịch, thay đổi cách cơ thể phản ứng với viêm nhiễm, thậm chí là quá trình sửa chữa DNA của tế bào. Do đó, hoạt động thể chất điều độ có thể hỗ trợ quá trình cơ thể tự chữa lành sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Cải thiện tinh thần người bệnh

Tập luyện thể chất giúp cải thiện tinh thần của bệnh nhân ung thư phổi

Một trong những vấn đề mà bệnh nhân ung thư phổi thường gặp phải trong quá trình điều trị là tình trạng mệt mỏi. Tập thể dục là can thiệp hiệu quả, khoa học nhất để giảm thiểu mệt mỏi trong và sau điều trị ung thư.

Ngoài ra, người mắc ung thư phổi dễ cảm thấy lo âu, trầm cảm trong quá trình điều trị. Hoạt động thể chất giúp họ cân bằng sức khỏe tinh thần và cảm xúc để chiến đấu với bệnh ung thư

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí Ung thư (Anh) chỉ ra rằng, những bệnh nhân ung thư có thói quen đi bộ tại nhà trong 12 tuần đã cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Do đó, nếu muốn ngủ ngon vào ban đêm, hãy tích cực vận động vào ban ngày.

Giảm tình trạng đau cứng khớp

Tập thể dục giúp hạn chế tình trạng mất cơ bắp khi điều trị ung thư phổi

Việc xạ trị và phẫu thuật ung thư phổi có thể gây ra nhiều mô sẹo, dẫn đến cứng khớp và hạn chế khi cử động. Vai và ngực là những bộ phận dễ bị ở người bệnh ung thư phổi. Việc tập thể dục và giãn cơ thường xuyên sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, oxy và các dưỡng chất đến cơ xương khớp ở vai, ngực.

Thường xuyên nằm, ngồi sẽ gây ra tình trạng mất khối cơ, làm tăng nguy cơ tái phát ung thư. Duy trì hoạt động thể chất giúp giảm tình trạng này ở bệnh nhân ung thư phổi.

Để tìm ra phương pháp và cường độ vận động phù hợp với sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị. Các động tác đẩy, kéo, nâng tay cao quá 90 độ không phù hợp với bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư phổi. Ngoài ra, trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân có thể cần tập luyện phục hồi chức năng giai đoạn đầu.

Ngay cả trong những ngày mệt mỏi, bệnh nhân ung thư phổi được khuyến khích dành thời gian làm một số công việc yêu thích để cơ thể được vận động. Khi gặp hiện tượng khó thở, chóng mặt, đau ngực, người bệnh nên dừng lại ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sỹ về các biện pháp phục hồi ung thư khác.

Quỳnh Trang H+ (Theo U.S News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư